Văn hóa cãi
19/09/2017
Chính vì không thể diễn đạt được các sắc thái tình cảm tinh tế, không nói được điều cần nói một cách bay bổng nhẹ nhõm mà người Quảng Nam đã lấy sự chân thành bù trừ?
Giọng Quảng và giọng Sài Gòn là cùng phương ngữ nên rất dễ hòa nhập. Nhiều người Quảng Nam vào Sài Gòn vài ba tháng là mất giọng. Thế nhưng, điều đó rõ ràng là không hay đối với người già hoặc người không xa quê. Họ khó chịu vì ai đó nói giả giọng, không đúng giọng quê mình. Một anh thanh niên lao động ở Sài Gòn về Tết, sang thăm ông bác hàng xóm:
– Bác dạo này sao bác? (Người Quảng Nam thường hỏi: Hồi ni bác răng, khỏe không…?).
Ông già nghe đã ngứa lỗ tai, thủng thẳng hỏi:
– Con mới dề đó hả?
– Dạ con mới dìa.
– Hư… ừm…, rứa chớ hồi mô dô lại rứa con?
– Dạ, ra tớt con dô trỏng lại đó bác. Dạ, có gì không bác?
– Ừ, hồi mô dô nhớ nói bác biết, bác gửi cái ni.
– Dạ, cái gì bác?
– Chẳng có chi, gửi con chó vô, hồi dề hắn sủa tiếng Sài Gòn nghe chơi!
Chuyện này không phản ánh tính hay cãi nhưng phản ánh tính nói gay, có chi nói thẳng của người Quảng, xét cho cùng nó cũng họ hàng đâu đó với tính hay cãi.
Xem tiếp
Theo Hồ Trung Tú
(Nguồn: Người Lao Động, 10/2/2013)