Học ngành kế toán: Mức lương và cơ hội việc làm rộng mở
Kế toán là một ngành nghề không thể thiếu ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy học kế toán ra làm gì? Mức lương ngành kế toán cao không? Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan ngành kế toán là gì, các vị trí công việc bạn có thể đảm nhiệm cũng như mức lương kế toán mới nhất năm 2023.
Review cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành kế toán
1. Ngành kế toán là gì?
Kế toán (tiếng Anh là Accounting) là lĩnh vực thực hiện quá trình thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân. Công việc của ngành kế toán tập trung vào việc ghi nhận, phân loại, phân tích và diễn giải các giao dịch tài chính, thông tin tài sản để tạo ra các báo cáo và thông tin có ích cho việc quản lý, ra quyết định và theo dõi tình hình tài chính.
Ngành kế toán có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp. Mục đích của ngành này là đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và minh bạch của các giao dịch tài chính trong hoạt động kinh doanh.
Kế toán là lĩnh vực thực hiện quá trình thu thập, xử lý và báo cáo thông tin tài chính
Khi học chuyên ngành kế toán, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp với các môn học tiêu biểu như Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán quốc tế, Thuế-Tài chính doanh nghiệp, kiểm toán căn bản và nâng cao, báo cáo tài chính…
2. Học kế toán ra làm gì?
Theo thống kê, nước ta có hơn 500 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp cần đến 5-6 kế toán viên. Đây là một tín hiệu tích cực cho những ai đang đang có ý định theo đuổi con đường kế toán. Bên cạnh những sức hút riêng của ngành như tính ổn định, kế toán được xem là sự nghiệp đáng mơ ước với cơ hội việc làm rộng mở. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến nhất của ngành kế toán mà bạn có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
- Kế toán viên: Làm việc trong các công ty, doanh nghiệp và tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ kế toán hàng ngày. Công việc bao gồm ghi chép giao dịch tài chính, chuẩn bị báo cáo tài chính và thực hiện kiểm tra nội bộ.
- Kiểm toán viên: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá về tính chính xác và tin cậy của thông tin tài chính cho các công ty kiểm toán hoặc các công ty tư vấn tài chính.Kiểm toán viên thường làm việc với nhiều khách hàng và đảm bảo tuân thủ các quy định kế toán và thuế.
kế toán được xem là sự nghiệp đáng mơ ước với cơ hội việc làm rộng mở.
- Quản lý tài chính: Làm việc trong bộ phận tài chính của một tổ chức để quản lý và giám sát hoạt động tài chính với nhiệm vụ bao gồm lập kế hoạch tài chính, dự báo và phân tích tài chính, quản lý nguồn vốn và đưa ra các quyết định liên quan đến đầu tư và tài chính.
- Chuyên viên thuế: Làm việc trong các công ty tư vấn thuế hoặc bộ phận thuế của các tổ chức để đảm bảo tuân thủ các quy định thuế, lập báo cáo thuế, và tối ưu hóa các chiến lược thuế.
- Giảng dạy và nghiên cứu: Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, bạn có thể theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực kế toán tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.
3. Mức lương ngành kế toán như thế nào?
Năng lực chuyên môn của mỗi người, quy mô và chế độ đãi ngộ của từng doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương ngành kế toán hiện nay. Với những người làm việc ở vị trí càng cao thì mức lương nhận được sẽ cao hơn rất nhiều so với những người mới vào nghề.
Mức lương ngành kế toán phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí cấp bậc cũng như quy mô công ty
Dưới đây là mức lương trung bình của ngành kế toán theo cấp bậc của Báo cáo thị trường tuyển dụng 2022 và Nhu cầu tuyển dụng 2023, được tham khảo từ trang TopCV:
- Mức lương thực tập sinh/ sinh viên mới ra trường
Thực tập sinh vị trí kế toán, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động từ 3-5 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức lương trung bình, chưa bao gồm phụ cấp hoặc quyền lợi đi kèm.
- Mức lương kế toán cấp bậc nhân viên
Với một kế toán viên đã có 1-2 năm kinh nghiệm, mức lương dao động vào khoảng 8-12 triệu đồng/ tháng.
Với các vị trí từ trưởng nhóm kế toán, mức lương ở khoảng 13-17 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào năng lực và quy mô công ty mà mức lương này sẽ thay đổi.
- Mức lương ở vị trí quản lý/ trưởng chi nhánh
Mức lương trung bình cho vị trí quản lý kế toán hoặc trưởng chi nhánh có thể dao động từ khoảng 15-20 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể tăng lên nếu bạn có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn, hoặc làm việc trong các công ty lớn hoặc công ty quốc tế.
- Mức lương phó giám đốc và giám đốc
Mức lương trung bình cho vị trí phó giám đốc/ giám đốc tài chính- kế toán có thể từ 35-50 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể tăng lên nếu bạn làm việc trong các công ty lớn, công ty quốc tế hoặc có trách nhiệm quản lý các phòng ban lớn hơn.
3. Kế toán có dễ xin việc không?
Mọi tổ chức, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia đều cần có phòng kế toán để quản lý và báo cáo tài chính. Do đó, nhu cầu tuyển nhân sự giỏi về nghiệp vụ lẫn kỹ năng chuyên môn ngành kế toán chưa bao giờ hạ nhiệt.
Bên cạnh đó, ngành kế toán không chỉ giới hạn trong lĩnh vực doanh nghiệp mà còn có thể làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan chính phủ, công ty kiểm toán, công ty tư vấn thuế và nhiều lĩnh vực khác. Với kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn, bạn có thể phát triển sự nghiệp ở nhiều vị trí với mức lương cao.
Mặc dù cơ hội việc làm của ngành kế toán luôn ổn định và bền vững, song tính cạnh tranh trong ngành khá cao. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp, đồng thời liên tục nâng cao trình độ để theo kịp xu hướng. Điều này sẽ giúp bạn tìm được công việc dễ dàng và phát triển trong ngành kế toán.
Tại trường các nhà cái uy tín siyanks , kế toán là một trong những ngành có chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế ACBSP Hoa Kỳ. Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành thông qua các môn học chuyên sâu, được tham khảo từ các từ các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh và đã được kiểm định bởi ACBSP (Hoa Kỳ). Đặc biệt, sinh viên có cơ hội lấy chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ACCA, CPA khi tốt nghiệp.
Với mục tiêu đào tạo chú trọng và đề cao tính thực hành, song song với việc trau dồi kiến thức, nhà trường luôn tạo điều kiện để sinh viên sẽ được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động, tham gia các cuộc thi học thuật để tích lũy kinh nghiệm kế toán thực tiễn. Sinh viên ngành kế toán có thể được thực tập hoặc làm việc chính thức tại các công ty Big 4 ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn
Tham khảo thêm thông tin về ngành Kế toán của các nhà cái uy tín siyanks tại đây.