Quản trị nhân lực – Nghệ thuật sử dụng người
Ngành Quản trị nhân lực chỉ vừa đưa vào đào tạo ở bậc Đại học trong một vài năm gần đây. Bên cạnh ĐH Kinh Tế, ĐH Lao động – Xã hội, Hoa Sen là một trong những trường đầu tiên đưa Quản trị nhân lực vào chương trình giảng dạy bậc Đại học.
Bơi trong “đại dương đỏ”
“Đại dương đỏ” là tên gọi được đặt ra cho những phương pháp và lối suy nghĩ chiến lược kiểu truyền thống, mà đại diện là bậc thầy về chiến lược ở Harvard chính là Micheal Porter. Có thể nói, “đại dương đỏ” là khoảng không gian mà mọi ngành kinh tế cùng tồn tại và có một thị trường xác định, các doanh nghiệp được ví như những con cá mập đang cố gắng tranh giành “miếng mồi” thị phần về cho mình. Những phương pháp cạnh tranh thông thường và lối tư duy truyền thống trong thị trường đã khiến cho phân khúc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó, để chiếm được lợi thế trong một “đại dương đỏ” đã bão hòa, ngoài những chiến lược kinh doanh đột phá, các công ty còn phải cạnh tranh bằng nguồn nhân lực. Bởi vì, khi sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là đã đóng góp 80% vào sự thành công của tổ chức. Người lao động là “tài sản” quý của công ty mà bộ phận nhân sự phải có trách nhiệm chọn lọc đem về, “mài giũa” để “tài sản” đó càng trở nên có giá trị. Khi thành lập một công ty, bộ phận đầu tiên cần có là phòng nhân sự để hoạch định chiến lược tuyển dụng nhân viên, đưa ra những chính sách đào tạo, cơ chế lương thưởng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp…
Có thể nói, bộ phận nhân sự là “trung điểm” ở mỗi công ty, mỗi tổ chức. Tuy có vai trò quan trọng nhưng nhân sự không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Họ chỉ có chức năng hỗ trợ các phòng ban khác và là chiếc cầu nối giữa người lao động và người lãnh đạo, giúp họ phối hợp nhịp nhàng để đạt năng suất cao. Do vậy, làm việc trong ngành Quản trị nhân lực là một nghệ thuật – nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật sử dụng người, nghệ thuật thực hiện công việc… Người làm công tác nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân lực ổn định, gắn kết với tổ chức, tận tâm tận lực với công ty. Và khi sở hữu tài sản quý báu đó, các nhà quản lý có thể tự tin lèo lái con thuyền của mình bơi trong “đại dương đỏ”.
Khác biệt trong cách giảng dạy
Bạn Phạm Thị Đăng Trình, sinh viên ngành Quản trị nhân lực, ĐH Hoa Sen sau khi thực tập và được giữ lại làm việc ở công ty Capgemini VietNam, chia sẻ: “Làm việc chung với những anh chị nhiều năm kinh nghiệm là một áp lực lớn, nhưng tôi đã vượt qua tất cả để có thể đứng vững trong môi trường này. Làm được điều này, tôi phải cám ơn trường Hoa Sen đặc biệt là các thầy cô ngành Quản trị nhân lực đã có một chương trình học thiết thực các môn học gần gũi với công việc thực tế và những kinh nghiệm cũng như kiến thức mà thầy cô truyền đạt lại đều có thể áp dụng ngay khi đi làm mà không có nhiều sự bỡ ngỡ như là môn quản trị nhân sự giúp sinh viên hiểu các chức năng của Nhân sự và xây dựng quy trình quản lý nhân sự, môn lương thưởng và phúc lợi hiểu được cách xây dựng hệ thống lương và phúc lợi cho doanh nghiệp. Trong cách thức giảng dạy, các giảng viên của trường đã tạo cho sinh viên có cơ hội được bày tỏ suy nghĩ, luôn phải sáng tạo và ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống. Chính nhờ tất cả các điều trên, tôi đã có thể đạt được những thành công như ngày hôm nay. Quản trị nhân sự ngày nay với xu hướng là chuyên môn hóa, điều đó cho thấy ngành ngày một phát triển và chỉ những con người được đào tạo chính thức trong lĩnh vực nhân sự mới có thể dễ dàng đạt được thành công!”.
Để trở thành nguồn nhân lực dẫn đầu trong ngành Quản trị nhân lực, các bạn trẻ đang sở hữu bằng Cao đẳng chính quy khối ngành Quản trị, Quản lý, Kinh doanh (chẳng hạn ngành Quản trị văn phòng, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Ngoại thương…) có thể đăng ký thi tuyển chương trình liên thông lên Đại học tại ĐH Hoa Sen diễn ra vào ngày Chủ nhật 02/12/2012. Thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký, thời hạn đăng ký lớp ôn tập vui lòng liên hệ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh ĐH Hoa Sen Phòng C003, 93 Cao Thắng, Q3, TPHCM ĐT: 08.3830.1877 (Số nội bộ: 106, 156, 154, 174) Email: [email protected] Website: |