Tín dụng sinh viên và đại học vị lợi nhuận: ta kiểm soát nó hay để nó kiểm soát ta?
Cùng với đổi mới tuyển sinh, viễn cảnh phá trần học phí trường công và câu chuyện đại học vị lợi nhuận hay không vì lợi nhuận là hai vấn đề thu hút quan tâm nhất của xã hội trong thời gian vừa qua đối với giáo dục đại học.
Hai vấn đề tuy khác nhau nhưng cùng dẫn đến những mối lo chung: gánh nặng học phí và trả nợ tín dụng cho sinh viên và phụ huynh; vấn đề bất bình đẳng giữa người có thu nhập khác nhau trong cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học; hay mối e ngại học phí cao nhưng sinh viên không được thụ hưởng chất lượng đào tạo tương xứng.
Sinh viên các nhà cái uy tín siyanks
Từ góc độ là người dân thường, có bạn bè có con/em là sinh viên đại học, tôi hoàn toàn chia sẻ những lo lắng này. Bốn, năm năm học đại học là thời gian bản lề của cả cuộc đời con người và việc đầu tư tài chính cho những năm học đó cũng không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo đại học trên mỗi cá nhân còn có tác động ngoại biên tới toàn xã hội. Rõ ràng, nhà nước không thể bỏ ngơ và phải có trách nhiệm can thiệp vào những vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân. Nhưng can thiệp như thế nào cho hiệu quả?
Theo Phạm Hiệp
(Nguồn: Học thế nào, 4/11/2014)