các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks – HSU
VI EN
các nhà cái uy tín siyanks

Tiễn biệt người đưa chữ Quốc ngữ và chữ Nôm vào Unicode

Tôi bắt đầu trao đổi email với anh Phước từ những năm 1988, 1989 khi mà email còn rất thô sơ và chúng tôi trao đổi tiếng Việt qua dạng VIQR (Vietnamese Quoted Readable).

Anh học toán nhưng làm về công nghệ thông tin và là một trong ba tác giả đã đưa tiếng Việt, tiếng Nôm vào bảng mã Unicode(*) : Đỗ Bá Phước, Ngô Thanh Nhàn, Nguyễn Hoàng. Anh là tác giả một bộ chữ tiếng Việt mã Unicode đầu tiên để minh hoạ khi anh thảo luận với tổ chức Unicode. Rất tiếc là tôi không còn giữ nó. Anh đã đóng góp công sức, kiến thức và cả tài chánh và thời gian nghỉ ngơi của mình vào việc mã hoá này. Anh kiên trì thuyết phục các nhà làm công nghệ thông tin trong nước từ giã mã TCVN để hoà nhập vào mã quốc tế Unicode.

Ngày nay viết và thể hiện dễ dàng tiếng Việt qua các ứng dụng bằng tiếng Việt và các ứng dụng quốc tế khác, ít có ai biết đến công lao ấy của anh. Đóng góp kế tiếp của bộ ba nói trên và sau này có thêm anh Ngô Trung Việt ở Việt Nam là việc mã hoá Chữ Nôm và đưa vào bảng mã Unicode. Đây là một việc hết sức khó khăn khi phái đoàn Trung Quốc cương quyết loại chữ Nôm ra khỏi Unicode với lý do chữ Nôm là tử ngữ. Các anh đã kiên trì đấu tranh để tiếng Nôm nằm trong khái niệm của hệ chữ biểu ý và ghi tên Việt Nam vào trong nhóm này. Sau đó ra đời nhóm chữ biểu ý CJKV (Chinese, Japanese, Korean, Vietnamese) mà lúc đầu chỉ có CJK.

Trong khi việc bảo tồn chữ Nôm ở trong nước chỉ chú trọng vào việc scan và cất giữ các tác phẩm tiếng Nôm, anh đã kiên trì thuyết phục việc phổ biến rộng rãi di sản chữ Nôm. Khi thấy không thuyết phục được các cụ, các anh đã thành lập nhóm nomfoundation, động viên và cộng tác với các bè bạn cho ra đời nom lookup tool, công cụ tra cứu chữ Nôm đầu tiên trên mạng. Có một lần anh rất thích thú hỏi tôi có biết các từ nào được tra cứu nhiều nhất không ? Tôi đoán là tên người. Anh cười và nói anh đã thống kê và các từ đã được tìm nhiều nhất là : cu, cặc, lồn, … Kể ra thì như đùa nhưng đây là chuyện có thật.

Anh sống ở Mỹ từ nhỏ, quen với suy nghĩ dám nói – dù anh là người rất ít nói – dám làm, suy nghĩ  độc đáo nhưng hết sức tôn trọng những ý kiến khác nhau, và sự tự do suy nghĩ. Sau việc mã hoá là cổ động Việt Nam sử dụng phần mềm mở nguồn và dạy học, truyền bá những kiến thức mới của công nghệ thông tin về Việt Nam. Một lần nữa anh đã dành những ngày nghỉ phép hằng năm của mình để về Việt Nam dạy học và cổ động việc sử dụng phẩn mềm mở nguồn và tôn trọng bản quyền. Trong một lần hội nghị về phần mềm mở nguồn tại Hà Nội năm 2000, anh đã khuyến khích tôi trình bày về các loại bản quyền trong lãnh vực này. Trong một lần anh Nhàn và anh Phước họp về chữ Nôm với tổ chức Unicode ở Hawai, (chuyện này do anh Nhàn kể lại), các anh đi xe buýt ra biển. Có một ông già cứ đi theo các anh nói là sẽ cố vấn các anh làm sao để đi đến những nơi đẹp, ít tốn kém nhất, …

Anh Phước cũng rất thích thú câu chuyện này và thường ví anh và các bạn là ông già kia, người ta không cầu mà chúng mình cứ cung với những đóng góp hoàn toàn không vụ lợi và đầy nhiệt tình ở Việt Nam. Các anh tự gọi mình là Old Men on the Bus vì thế. Sau hội thảo về công nghệ thông tin năm 2000 ở New York, một hôm bạn bè đi bộ trên phố đùa nhau là chúng ta  không những đã bắt đầu già mà còn ít đi điều kiện để thực hiện các hoài bão của mình, không còn cả xe để là “Người già trên xe buýt” mà là “người già đi bộ”. Nhóm OFOF (Old Folks On Foot) ra đời từ sự so sánh ngộ nghĩnh ấy, tập trung những người bạn thân và cùng chia sẻ mong muốn giúp đỡ Việt Nam dù phải gặp đủ mọi cản trở, khó khăn. Anh và chị Ánh, vợ anh, là thành viên sáng lập hội “Vòng Tay Thái Bình” (Pacificlinks) để đóng góp cho Việt Nam trong lãnh vực giáo dục. Anh chị cũng đã đồng sáng lập tổ chức VNHELP sau chiến tranh.

 Trong những ngày đi dạy học với anh ở Việt Nam, có những khi quá bực mình về những khó khăn mà chúng tôi đã gặp phải, nhiều lần bàn bạc với nhau, anh bao giờ cũng phản bác việc suy diễn quá xa các câu phát biểu của những người gây khó khăn. Bao giờ anh cũng bảo phải dựa vào bằng chứng, và phân tích nếu chúng ta không tổ chức được các khoá học thì ai là người sẽ chịu thiệt thòi nhất ? Thế hệ sau. Vậy phải tìm ra cách thoả hiệp. Lớn lên ở Mỹ, xuất thân từ một gia đình khoa bảng, trung lưu nhưng anh chưa bao giờ than thở gì về những điều kiện thiếu thốn hay những hành động cửa quyền ở Việt Nam. Anh đã hết sức kiên nhẫn và đảm nhận việc liên lạc tổ chức những khoá học ITBC (IT Boot Camp), kiên trì tháo gỡ các khó khăn để chúng được thực hiện. Tính lạc quan này đã giúp chúng tôi tổ chức rất nhiều khoá học. Đến khoá học cuối ở thành phố Hồ Chí Minh, “họ” đã không thực hiện đúng hợp đồng : không có máy điều hoà, không đủ máy tính, ăn trưa rất tệ khiến các học viên và người giảng dạy không thể chịu được.

Khi giáo sư Trần Lưu Chương ở Việt Nam, người rất thiết tha với việc tổ chức các khoá học này, qua đời thì các ITBC cũng không còn. Một lần cùng đi ăn tối với anh ở Hà Nội, vào năm 2000. Một quán ăn tư nhân. Anh không uống rượu, không hút thuốc, sống hết sức điều độ và thể thao, có thói quen gọi soda khi đi ăn uống ở ngoài. Cô phục vụ hỏi anh và cả nhóm đã gọi soda chanh là muốn soda chanh đường hay chanh muối. Vốn sống ở miền Nam nên cả nhóm rất phấn khởi chọn soda chanh muối. Cô phục vụ sau đó đưa ra bốn lon soda, một đĩa chanh và một đĩa muối. Anh chịu thua  “thực tế”. Anh rất dí dỏm, thích đùa và khôi hài một cách rất rất độc đáo.

Trong một lần dạy học ở Cần Thơ, nơi anh đã từng sinh sống khi cụ Đỗ Bá Khê ba anh là hiệu trưởng đại học Cần Thơ trước 1975, anh rất tự nhiên hỏi một  người  trong ban tổ chức tại sao tỉnh này lại gọi là Cần Thơ. Những cố gắng giải thích từ nguyên lẫn lịch sử vẫn không làm anh hài lòng và anh nói tỉnh khô : “Chắc là dân ở đây thiếu văn hoá nên mới cần thơ”. Chỉ sau đó người khác mới hiểu là anh đùa. Sau năm 2008, hai anh chị về Việt Nam sống và làm việc, sau khi tham gia thành lập nhóm VA-NGO, mạng chung cho nhiều hội thiện nguyện ở Mỹ để kết mạng và tối ưu hoá những đóng góp vật chất và kiến thức.

Từ khi không có những cơ hội làm việc chung, mỗi người trong chúng tôi tiếp tục đóng góp riêng trong khả năng của mình. Chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi khi có dịp về Việt Nam. Tôi gặp anh lần cuối vào tháng 12 năm 2013. Hôm nay được tin anh mất, tiếc thương anh vô hạn. Đất nước và thế hệ sau đã mất đi một người lặng lẽ nhưng kiên trì suốt đời đóng góp cho quê hương. Nếu gõ vào google để tìm Đỗ Bá Phước hay James Do, chúng ta còn thấy tên anh trên các trạm phỉ báng anh là tay sai cộng sản. Sinh ly tử biệt, tôi gửi những lời này thay cho lời chia buồn đến chi Ánh, Minh, con trai anh chị và nhóm “những người già đi bộ”. Vô cùng thương tiếc anh Đỗ Bá Phước, người đã đóng góp cho hoà bình, xây dựng đất nước và một lòng một dạ vì thế hệ sau.

Theo Hồ Văn Tiếng
(Nguồn:Diễn đàn.org, ngày 11/01/2015)

(*) Chú thích của Diễn Đàn: Anh Đỗ Bá Phước thời đó còn là thành viên của tổ chức chuẩn hoá Unicode. Từ sớm anh đã chú ý nhiều đến việc mã hoá chữ Việt, chữ Nôm, và bàn luận về điều này qua các bài báo đăng Diễn Đàn sau đây:

  1. Chữ Việt trong máy tính : tiến tới tiêu chuẩn thống nhất; Diễn Đàn số 13, tr. 18, tháng 11.1992.
  2. Chữ Việt theo Unicode : Diễn Đàn số 100, tr.30, tháng 10.2000.
  3. Chữ Nôm và thời Đại thông tin (đồng tác giả) : Diễn Đàn số 100, tr. 32
  4. Unicode và chữ Việt : Diễn Đàn số 115, tr. 18, tháng 2.2002.

Về ba bài sau, chúng tôi rất tiếc chỉ có thể đưa đường dẫn đến bản chụp toàn bộ hai số báo dưới dạng pdf. Việc số hoá các bài này sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất. 

 

 

 

 

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo