HƯỚNG DẪN VÀ QUY TRÌNH THỰC TẬP TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ | ĐH HOA SEN
Học viên trình độ Thạc sĩ các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (MBA), Ngôn ngữ Anh (MAE) và Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành (MAT) cần hoàn thành học phần Thực tập để đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ. Học viên vui lòng đọc kỹ hướng dẫn quy trình sau đây:
CHƯƠNG I – TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ THỰC TẬP DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ
Điều 1. Mục đích của chương trình thực tập trình độ thạc sĩ
Mục đích của học phần Thực tập trong các CTĐT trình độ thạc sĩ:
– Thâm nhập môi trường làm việc thực tế;
– Áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã thu thập được trong chương trình học vào công việc thực của một công ty, xí nghiệp, đơn vị hành chính;
– Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một cơ quan.
Điều 2. Thời gian thực tập tốt nghiệp
Học viên thực tập toàn thời gian ngoài trường trong 8 tuần (6 tuần thực tập + 2 tuần viết báo cáo) đối với thực tập tốt nghiệp, theo giờ làm việc của đơn vị thực tập.
Điều 3. Điều kiện đăng ký và yêu cầu trong quá trình thực tập
1. Điều kiện đăng ký thực tập:
– Học viên cần đạt số tín chỉ tích lũy tối thiểu 30/60 tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo. Trong đó, tùy từng ngành đào tạo, học viên phải tích lũy một số học phần bắt buộc, cụ thể:
- Chương trình Thạc sĩ QTKD (MBA):
- Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học – 4 tín chỉ
- 2 học phần Khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc– 6 tín chỉ
- Chương trình Thạc sĩ NNA (MAE):
- Học phần Phương pháp nghiên cứu trong Ngôn ngữ học ứng dụng – 3 tín chỉ
- 3 học phần Khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc – 9 tín chỉ
- Chương trình Thạc sĩ QTDVDL&LH (MAT):
- Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học – 4 tín chỉ
- 2 học phần trong Khối kiến thức chuyên ngành – 8 tín chỉ
– Học viên đã có giảng viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp và được sự đồng ý của Giám đốc chương trình và Viện Sau đại học & Lãnh đạo.
2. Yêu cầu trong quá trình thực tập
– Thực hiện các yêu cầu công tác tại nơi thực tập như một nhân viên thực thụ, vận dụng thành thạo những kiến thức đã học vào công việc thực tế;
– Bảo đảm kỷ luật lao động, nghiêm túc, cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc;
– Rèn luyện kỹ năng làm việc trong tập thể, xây dựng mối quan hệ thân thiện, hài hòa với mọi người tại đơn vị, thể hiện đúng tinh thần thái độ phục vụ và lương tâm nghề nghiệp của một nhân viên.
Điều 4. Đăng ký và lựa chọn cơ sở thực tập
– Học viên đủ điều kiện thực tập (Theo Điều 3 trong hướng dẫn này) sẽ liên hệ Viện Sau đại học & Lãnh đạo để được hướng dẫn đăng ký và sắp xếp cơ sở thực tập theo đúng hướng nghiên cứu.
– Học viên có thể chủ động đề xuất công ty/doanh nghiệp thực tập (cơ sở thực tập) nhưng phải phù hợp chuyên ngành, lĩnh vực học viên đang theo học và nghiên cứu, được Viện Sau đại học & Lãnh đạo, cơ sở thực tập đồng ý.
– Sau khi học viên hoàn tất đăng ký thực tập:
- Đối với học viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh:
- Thực tập tại cơ quan công tác (nếu đang làm việc tại trường học, cơ sở giáo dục và dịch thuật có tính pháp lý) hoặc thực tập ở các lớp bậc Đại học tại trường các nhà cái uy tín siyanks .
- Đối với học viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh:
- Thực tập tại cơ quan công tác (công ty có tính pháp lý và phù hợp với hướng ngành học) hoặc thực tập tại Viện Sau đại học & Lãnh đạo.
- Đối với học viên ngành Quản trị kinh doanh:
- Thực tập tại cơ quan công tác (công ty có tính pháp lý và phù hợp với hướng ngành học) hoặc tại các dự án của Khoa Du lịch trường các nhà cái uy tín siyanks
Điều 5. Theo dõi tình hình thực tập
Trong quá trình thực tập, nếu có vấn đề cần hỗ trợ, học viên có thể liên hệ Giảng viên hướng dẫn và Giám đốc chương trình.
- Giám đốc chương trình Ngôn ngữ Anh (MAE): TS. Huỳnh Văn Tài (Email: [email protected])
- Giám đốc chương trình các chuyên ngành Quản trị (MBA & MAT): NCS. Bùi Thị Vân Quỳnh (Email: [email protected])
CHƯƠNG 2 – NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ
Điều 6. Đề cương thực tập
Học viên thực tập theo đề cương của nhà trường. Đề cương phải bao hàm các nội dung:
– Mục đích của đợt thực tập
– Các nội dung thực tập
– Tiến độ thực tập
– Cách đánh giá thực tập
Điều 7. Kế hoạch thực tập cá nhân
– Theo mẫu của trường
– Nộp kèm báo cáo thực tập sau khi hoàn tất thực tập.
Điều 8. Quá trình thực tập
– Học viên phải thực tập theo đề cương.
– Nếu vì lý do nào đó, đề cương không thể hoặc khó thực hiện, học viên phải xin ý kiến giảng viên phụ trách thực tập để tìm biện pháp khắc phục.
CHƯƠNG 3 – TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Điều 9. Kỷ luật thực tập
Trong quá trình thực tập, học viên cần lưu ý:
– Chấp hành quyết định phân công, quy chế thực tập của trường và nội quy của đơn vị tiếp nhận.
– Làm việc với tư cách là một nhân viên hợp đồng (về mặt nghĩa vụ) của đơn vị tiếp nhận.
– Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ hướng dẫn tại đơn vị tiếp nhận. Khi các chỉ thị của Giảng viên hướng dẫn khác với chỉ đạo này, phải ưu tiên chấp hành chỉ đạo của đơn vị tiếp nhận đồng thời báo cáo để Giảng viên hướng dẫn biết và xử lý.
– Không được tự ý thay đổi chỗ thực tập.
– Nếu vì lý do riêng, không thể hoàn thành thực tập, phải trình bày để xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của trường và của đơn vị tiếp nhận thực tập.
– Đề xuất với trường các biện pháp về nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập
Điều 10. Tác phong
– Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
– Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
– Giữ sự đoàn kết, hòa nhã với các thành viên khác tại đơn vị thực tập.
– Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, lịch sự.
Điều 11. Sử dụng trang thiết bị
– Tuân thủ nội quy của đơn vị thực tập về việc sử dụng trang thiết bị (bao gồm cả máy tính), không được tự tiện, lãng phí trong việc sử dụng.
– Nếu vì thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị, phải chịu kỷ luật và bồi thường tương xứng với thiệt hại gây ra.
– Tuyệt đối không mang dĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào máy tính. Không được tự ý sao chép phần mềm của cơ quan.
CHƯƠNG 4 – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Điều 12. Báo cáo thực tập đối với chương trình thạc sĩ
– Sau đợt thực tập, học viên phải làm báo cáo theo quy định. Khi thực tập theo nhóm, học viên phải có một báo cáo riêng, thể hiện công trình của mỗi cá nhân học viên.
– Báo cáo phải được in bằng máy tính trên giấy A4, đóng thành quyển với bìa theo mẫu của trường. Báo cáo tốt nghiệp phải làm thành hai quyển, một do học viên giữ và một nộp cho trường
– Báo cáo phải được sự thông qua của cơ quan nhận thực tập, phải có ý kiến nhận xét của người hướng dẫn ở trang đầu tiên của quyển báo cáo và nộp đúng lịch của trường
Điều 13. Điểm thực tập
Điểm tổng kết thực tập của học viên bao gồm các điểm thành phần như sau:
– Điểm do cơ quan tiếp nhận : 20%
– Điểm đánh giá của GVHD : 40%
– Điểm chấm báo cáo thực tập : 40%
Điểm thành phần và điểm tổng kết được quy tròn đến 01 chữ số thập phân theo quy chế đào tạo. Học viên có điểm tổng kết thực tập dưới 5.5 phải thực tập lại.
Điều 14. Các biện pháp kỷ luật
Học viên sẽ
– Bị trừ từ 1 đến 5 điểm thực tập nếu
- Nộp báo cáo trễ so với thời gian quy định
- Không về trường theo giấy triệu tập của trường
- Nghỉ thực tập không có phép
- Vi phạm nội quy của đơn vị thực tập
- Các vi phạm khác theo quy định của Khoa
– Bị điểm 0 môn thực tập nếu có một điểm thành phần bằng 0
– Bị cảnh cáo, đình chỉ thực tập và nhận điểm 0 của đợt thực tập nếu:
- Nghỉ quá 30% thời gian thực tập.
- Tự ý thay đổi chỗ thực tập.
- Có những biểu hiện không tốt về đạo đức, tác phong tại nơi thực tập, ảnh hưởng xấu đến uy tín của trường.
- Xâm nhập mạng máy tính của đơn vị thực tập, lấy cắp thông tin của đơn vị thực tập.
- Gian dối trong thực tập, chép báo cáo của người khác.
- Không hoàn tất nghĩa vụ học phí với trường.
- Các trường hợp khác theo quy định của Khoa.
PHỤ LỤC – QUY TRÌNH THỰC TẬP ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ
>> Kế hoạch triển khai học phần thực tập tốt nghiệp năm học 2023 – 2024
Biểu mẫu đính kèm:
- Biểu mẫu 1 (BM1): PHIẾU TIẾP NHẬN HỌC VIÊN THỰC TẬP
- Biểu mẫu 2 (BM2): BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Biểu mẫu 3 (BM3): PHIẾU NHẬN XÉT HỌC VIÊN THỰC TẬP
Diễn giải quy trình