Những người mở cửa Sài gòn
19/09/2017
Chỉ có sự rộng mở tinh thần và tình cảm của nơi chốn chúng ta sống mới trả ta về được với chính tính cao thượng.
Nhà thờ Đức Bà
Đã lâu rồi tôi mới lại đạp xe đạp, cái cảm giác không bị cuồng chân và được đi trong bóng tối đầu ngày, tuy là một cảm giác cũ nhưng lại hoàn toàn mới mẻ. Tôi đi trên đường 3/2, vừa qua góc đường Nguyễn Kim thì phát hiện ra mình đã nối đuôi theo sau những chiếc xe đạp của những người đàn bà. Không biết họ thức từ lúc nào, chỉ biết giờ này họ đang trên đường đưa hàng hóa từ chợ đầu mối An Lạc – Bình Điền, quay về chuẩn bị buổi chợ của mình.
Đạp xe trước tôi là một thiếu nữ trẻ, cô mặc cái áo bộ đội, trong đêm và qua ánh đèn đường, lưng áo cô, chỗ giáp với đuôi tóc vẫn lộ ra những khoảng vải áo bạc màu. Trước cô, những người đàn bà khác cũng mặc áo bộ đội. Tôi không hiểu vì sao trong đêm họ vẫn cứ đội nón lá, Sài Gòn làm gì có sương rét buổi sớm mai. Không ai biết họ đến Sài Gòn đã bao lâu, nhưng từ tập quán họ ý thức rằng đến với Sài Gòn, với trọn vẹn diện mạo bên ngoài và cả tâm hồn, họ muốn Sài Gòn nhìn thấy họ trên cái nền gốc họ có.
Trong cách nhìn văn hóa, những người nhập cư, từ lao động phổ thông cho đến trí thức, chính họ là dòng máu mới, sức sống mới của một đô thị. Và Sài Gòn từ xưa đến nay, lúc nào cũng là một đô thị rộng mở để dung hòa mọi thành tựu: lao động của người bản địa và người nhập cư. Chính tiến trình không gián đoạn của những dòng người nhập cư, khởi đầu từ các tỉnh thành miền Nam, sau đó rộng ra cả nước, đã tạo nên lịch sử văn hóa Sài Gòn…
Xem tiếp
(Nguồn: Tuanvietnam, 17/3/2013)