NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Làm Hiệu trưởng tốt, không dễ!
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, đã có những chia sẻ với Báo Tuổi Trẻ khi về làm tân Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen trong một cuộc phỏng vấn mới. Dưới đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn của phóng viên Minh Giảng và NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ:
Tân Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen – NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ
Phóng viên Minh Giảng: Thường những người khi nghỉ hưu sẽ ở lại trường làm việc thêm một thời gian, vì sao bà nhận lời mời làm Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen ngay khi ngừng công tác quản lý tại trường ĐH Luật TP.HCM?
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Tất cả là một chữ Duyên. Gần 30 năm làm việc, tôi đã có 23 năm gắn bó và cống hiến tại trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh. Nghỉ quản lý từ tháng 3, rồi nhận quyết định nghỉ hưu từ tháng 8/2018 và ngay khi bắt đầu dừng công tác quản lý, tôi chỉ có một mong muốn là nghỉ ngơi, làm những việc mình từng muốn làm, nhưng không có thời gian. Và tôi đã làm như vậy. Dự định là sau khi nghỉ ngơi ít nhất một năm, tôi sẽ cân nhắc làm tiếp như thế nào và làm ở đâu. Làm tiếp ở trường luật cũng là một lựa chọn vì lãnh đạo nhà trường có mời tôi tiếp tục tham gia công tác giảng dạy. Nhưng vào khoảng tháng 8/2018, khi đang ở nước ngoài tôi nhận được lời mời từ Chủ tịch Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, người tôi có hân hạnh được biết từ lâu và đánh giá cao. Biết Hoa Sen là một trường có uy tín và tên gọi của trường rất nữ tính, lại là một loài hoa, tôi thấy đây là cơ duyên và cơ hội cho mình thử sức ở môi trường mới. Tuy vậy, tôi và Nguyễn Hoàng cũng cân nhắc khá lâu và bây giờ mới quyết định về công việc này.
Phóng viên Minh Giảng: Ngoài ĐH Hoa Sen, có nhiều lời mời bà làm việc không? Theo bà, đâu là lý do tập đoàn Nguyễn Hoàng mời bà làm Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen?
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Thực sự trong thời gian nghỉ sau khi kết thúc công việc ở trường luật tôi vẫn làm tư vấn cho một tập đoàn và xét xử nhiều tranh chấp với tư cách Trọng tài viên của Trung Tâm Trọng Tài quốc tế Việt nam (VIAC). Đến nay tôi cũng vẫn có những lời mời làm việc, cộng tác từ các đơn vị trong ngành giáo dục, công ty luật nước ngoài hàng đầu ở Việt nam và khu vực. Còn lý do vì sao mời tôi về làm Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen thì chắc nhà báo nên nghe ý kiến từ lãnh đạo tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng để bảo đảm tính khách quan.
Phóng viên Minh Giảng: Nhiều người cho rằng, Hiệu trưởng hiện nay như là một nghề – nghề Hiệu trưởng. Bà có nghĩ vậy không? Thực tế có nhiều người có đủ học hàm học vị nhưng những người từng là Hiệu trưởng vẫn có ưu thế hơn khi các đơn vị quyết định “chọn mặt gửi vàng”.
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Tôi không quan niệm làm Hiệu trưởng là một nghề mà là nghiệp, là đam mê. Làm việc này trước hết phải là một nhà giáo, phải thực sự hiểu và yêu môi trường đại học, chấp nhận thử thách và dám đương đầu, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Làm Hiệu trưởng không khó, nhưng làm một Hiệu trưởng tốt, hiệu quả thì không hề dễ. Việc ưu tiên lựa chọn những người đã từng làm Hiệu trưởng cũng là điều dễ hiểu. Đây là những người vừa có kiến thức, hiểu biết về đại học vừa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành một “doanh nghiệp” đặc biệt như đại học. Và mặc dù kinh nghiệm không phải là kiến thức nhưng nó lại rất có giá trị trong quản lý điều hành và xử lý những công việc mà bất cứ một trường đại học nào cũng phải thực hiện.
Phóng viên Minh Giảng: Chỉ trong vòng 1 năm, ĐH Hoa Sen đã thay đổi hiệu trưởng đến 3 lần, đó là chưa kể một lần đề nghị Hiệu trưởng nhưng không được UBND TP.HCM công nhận. Bà có áp lực về vấn đề này trước và sau khi nhận lời làm Hiệu trưởng không?
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Tôi thực sự không biết nhiều về những biến động ở Hoa Sen. Vì khi còn làm Hiệu trưởng trường Luật thì tôi quá bận, khi nghỉ thì tôi ở nước ngoài gần hết thời gian. Nhưng khi nhận lời mời về làm Hiệu trưởng thì tôi được Chủ tịch tập đoàn cam kết là không có một trở ngại nào về tổ chức và điều hành các nhà cái uy tín siyanks . Vả lại tôi nghĩ, không có trường đại học nào không có những vấn đề và không có việc gì là dễ dàng. Việc Hoa Sen trong thời gian ngắn đã thay đổi nhiều Hiệu trưởng, đến lúc này, không tác động nhiều đến tôi, vì tôi nghĩ đó là các yếu tố ngoài ý chí. Ngoài ý chí của tất cả những người có liên quan và của tập thể giảng viên nhân viên, sinh viên của trường. Và tôi tin là sau nhiều biến cố như vậy, nếu có một thủ lãnh hết lòng vì Hoa Sen thì người đó sẽ nhận được sự ủng hộ của tập thể, vì ai cũng muốn có một môi trường ổn định, thân thiện, một ngôi trường đúng nghĩa để làm việc và gắn bó.
Phóng viên Minh Giảng: Hiệu trưởng trường công lập hầu như toàn quyền quyết định mọi chuyện của trường trong khi trường tư thục đôi khi phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác của HĐQT hay chủ đầu tư. Đây cũng là một áp lực rất lớn mà nhiều Hiệu trưởng khác gặp phải. Bà nghĩ thế nào về vấn đến này?
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Đúng là có sự khác nhau rất lớn trong quản lý điều hành một trường đại học công lâp và đại học tư thục. Điều này cũng thể hiện rất rõ trong Luật Giáo dục đại học và các văn bản liên quan. Và thực lòng tôi cũng có một chút băn khoăn khi cân nhắc về lời mời của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG). Nhưng tôi cho rằng, hiệu quả công việc là yếu tố quyết định mối quan hệ giữa nhà đầu tư và Hiệu trưởng được mời. Và cũng chính vì điều này, trong thời gian qua, chúng tôi đã hầu như chỉ bàn về các nguyên tắc và điều kiện làm việc để vừa bảo đảm tính tự chủ cần có của trường, nhưng cũng có sự giám sát, kiểm tra cần thiết từ NHG – Chủ đầu tư của các nhà cái uy tín siyanks .
Phóng viên Minh Giảng: Cơ chế tài chính, chiến lược cũng như mục tiêu phát triển của trường công và tư sẽ khác nhau. Từ quản lý một trường chuyên ngành công lập sang quản lý trường đa ngành ngoài công lập, bà đã có những dự tính gì cho những vấn đề này?
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Cơ chế tài chính của trường tư đúng là khác nhiều so với trường công. Nhưng yếu tố này vừa là thách thức vừa là cơ hội. Khi làm Hiệu trưởng trường công, quản lý tài chính có thể là một khó khăn đối với Hiệu trưởng. Vì hầu hết các Hiệu trưởng không có chuyên môn về tài chính, ngoài các trường kinh tế. Trong trường tư, vấn đề quản lý tài chính được thực hiện một cách chuyên nghiệp và được giám sát bởi nhà đầu tư. Điều này giúp Hiệu trưởng yên tâm và tập trung vào phát triển học thuật, nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Đó là nói về tài chính, còn nói về chiến lược, mục tiêu của trường công và tư, tôi không nghĩ có nhiều sự khác biệt. Và sự thực là không nên có nhiều sự khác biệt. Xét cho đến cùng, công hay tư thì cũng đều phải là những trường đại học đúng nghĩa, đúng chuẩn, với TINH THẦN ĐẠI HỌC (viết hoa). Tôi đã từng mơ ước được làm trong một trường đa ngành, đa lĩnh vực, và thực tế trong hơn hai nhiệm kỳ làm Hiệu trưởng trường Luật TP Hồ Chí Minh, tôi đã phát triển nhà trường theo hướng này. Nay, về làm Hiệu trưởng một trường đa ngành, trên nền tảng rất tốt của Hoa Sen, tôi tin là có thể nâng thương hiệu Hoa Sen lên một vị thế mới.
Phóng viên Minh Giảng: Hoa Sen là trường đào tạo có chất lượng khá tốt, sinh viên của trường được xã hội đánh giá cao. Slogan của trường là “ĐH Quốc tế của người Việt” cũng khá thú vị trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Với cương vị người đứng đầu, đâu là chiến lược để bà phát triển Hoa Sen thực sự là ĐH quốc tế của người Việt sau khoảng thời gian có nhiều chuyện xảy ra với trường?
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Tôi mới chính thức nhận nhiệm vụ và vào Hoa Sen được thời gian ngắn. Khi nhận lời làm Hiệu trưởng, tôi cũng đã có những báo cáo cho lãnh đạo tập đoàn về những định hướng chiến lược cho trường. Để làm điều này tôi đã có nghiên cứu, tìm hiểu, nhưng đây rõ ràng là nghiên cứu “tại bàn”. Thực tế ở trường thế nào thì phải có thời gian để thẩm thấu. Quản lý, điều hành những công việc mang tính sự vụ thì đơn giản, nhưng để thực sự thực hiện những chiến lược, chiến thuật đột phá thì phải có hiểu biết chắc chắn về đội ngũ, về công tác đào tạo, về các chương trình hợp tác…Nhưng nếu nói là sẽ làm gì để đưa trường đi lên, tôi sẽ vẫn đặc biệt chú trọng yếu tố con người. Không có đội ngũ thầy cô giáo quốc tế thì khó có thể có một trường quốc tế. Mong muốn của tôi là phát triển Hoa Sen thành một trường đại học theo định hướng ứng dụng, có tính quốc tế hóa cao và là đại học thông minh.
Phóng viên Minh Giảng: Là người làm công tác quản lý rất nhiều năm, bà đánh giá thế nào về sự phát triển của hệ thống ĐH ngoài công lập của Việt Nam hiện nay? Theo bà, việc các các tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh tham gia đầu tư giáo dục có điểm tích cực và hạn chế nào?
NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ: Tôi đánh giá là khối đại học ngoài công lập đã có những bước tiến rất ngoạn mục, đã nhận được sự thừa nhận của nhà nước, xã hội và người học. Sự thừa nhận này cũng đã được ghi nhận và thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Với xu hướng chung của thế giới về giáo dục tư và xã hội hóa giáo dục ở Việt nam, tôi cho rằng trong thời gian sắp tới giáo dục ngoài công lập sẽ còn phát triển hơn nữa. Việc các tập đoàn có tiềm lực tài chính lớn tham gia đầu tư giáo dục, theo tôi, là hiện tượng có thể đánh giá tích cực. Rõ ràng, với sự đầu tư tài chính căn cơ, chuyên nghiệp, tập trung thì giáo dục đại học sẽ có nhiều cơ hội cất cánh hơn. Những hạn chế nếu có, thì phải qua thời gian, chúng ta mới có thể kiểm chứng.
Tác giả: Phóng viên Minh Giảng – Báo Tuổi Trẻ