Người ta cần tới cả “chứng chỉ đạo văn”?
Mấy năm trước, thấy tôi hăng hái “chỉ tận dòng, day tận chữ” một số tác giả “đạo văn”, nên bạn bè nói vui gọi là “dũng sĩ diệt đạo văn” – danh hiệu chẳng lấy gì làm kiêu hãnh cho lắm!
Thế rồi, phần vì càng đọc càng thấy cái sự “đạo văn” ngày càng trầm trọng, phần vì không trả lời được câu hỏi: “Người ta đạo văn nhiều hơn để chứng minh phê phán cũng không có ý nghĩa gì?”, nên dần dà tôi cũng không viết nữa. Thế nhưng, khi đọc bài viết Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông Lào Cai của Trần Thị Phương Thúy(TTPT) trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) số 4.2013 thì tôi không thể im lặng, vì ở bài này, tác giả đã tỏ ra trắng trợn khi sao chép văn của người khác. Bởi:
– Mở đầu bài Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông Lào Cai, TTPT chép từ cuốn Văn hóa HMông của Trần Hữu Sơn (THS) do NXB Văn hóa dân tộc phát hành năm 1996. Ví dụ:
Bài viết của tác giả Trần Thị Phương Thúy và cuốn sách Văn hóa Hmông của TS Trần Hữu Sơn
+ TTPT viết: “Người Mông ở Lào Cai có bốn ngành chính, Mông Hoa (Mông Lềnh) là ngành có dân số đông nhất, chiếm tới 70%, cư trú ở 8 huyện nhưng chủ yếu tập trung ở huyện Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên, Mông Đen (Mông Đú) cư trú rải rác tại Bát Xát, Sa Pa. Mông Xanh (Mông Chúa) cư trú tập trung tại xã Nậm Xé huyện Văn Bàn. Mông Trắng (Mông Đư) ở Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa, Xi Ma Cai. Tuy phân biệt thành bốn ngành khác nhau nhưng trừ ngành Mông Xanh, ở Văn Bàn có ba ngành Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Đen, về ngôn ngữ văn hóa cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu là dựa trên trang phục phụ nữ. Trong ngôn ngữ, hơn 90% từ vị, cách phát âm của các nhóm Mông là giống nhau”…
Xem tiếp
Theo Nguyễn Hòa
(Nguồn:Thể thao & Văn hóa, 6/5/2013)