Nghề giáo – Vì sao hết “hot”?
(GD&TĐ) – Trong nhiều năm trở lại đây tình trạng thí sinh không chọn ngành sư phạm để ghi tên dự thi và theo học đã dẫn tới khan hiếm nguồn tuyển, điểm đầu vào cũng hạ thấp, chất lượng giáo sinh sau khi tốt nghiệp chưa cao. Nguyên nhân vì sao một nghề vốn được xã hội tôn vinh là “cao quý” lại rơi vào thực trạng đáng lo lắng như vậy? GS.TS Đinh Quang Báo- Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Hà Nội đã có những kiến giải xung quanh vấn đề trên.
Nghề giáo nhiều áp lực
Trong cuộc sống khi nhìn vào người thầy chúng ta thường chỉ thấy được sự chỉnh tề, đàng hoàng đĩnh đạc, ngồi bàn giấy… một công việc nhẹ nhàng, ổn định nhưng thực tế giáo viên là nghề có nhiều áp lực và những áp lực đó nếu không phải người trong nghề thì khó nhận ra. Mà khi khó nhận ra thì xã hội sẽ không thể đánh giá được hết những nặng nhọc hay công lao của họ. Do vậy, để có được những chính sách, chế độ đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên không đơn giản.
Áp lực trước hết của nghề giáo chính là đối tượng truyền thụ- học sinh, sinh viên. Giáo viên phải tiếp xúc, dạy dỗ những thực thể tâm lý sống động, đang trong quá trình phát triển biến đổi cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Đối tượng của nghề giáo không như các nghề khác là mang tính tĩnh tại mà vô cùng đa dạng và phức tạp, cũng chính vì thế buộc người giáo viên phải luôn luôn có cải tiến nghiên cứu, học hỏi để đáp ứng được nhu cầu phức tạp đó…
Xem tiếp
(Nguồn: Giáo dục & thời đại, 31/03/2013)