Máy móc, công nghệ hiện đại không thể nào thay thế con người
Đó là khẳng định của Giáo sư Hean-Teik Chuah, Hiệu trưởng trường Đại học UTAR, Malaysia trong hội thảo nói về những thách thức mà sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật và Công nghệ phải đối mặt trong tương lai khi bước vào cuộc cách mạng 4.0.
Giáo sư Hean-Teik Chuah.
Giáo sư Hean-Teik Chuah, Hiệu trưởng trường Đại học Universiti Tunku Abdul Rahman (UTAR) Malaysia kiêm Chủ tịch ASEAN Academy of Engineering and Technology (Học viện Công nghệ và Kỹ thuật ASEAN) là diễn giả của hội thảo “Challenges faced by Future Engineering and Technology Graduates” ngày 15/3/2019 tại trường các nhà cái uy tín siyanks . Ông đã trình bày bảy thách thức của thế giới khi bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cách mạng 4.0) bao gồm:
- Đô thị hóa và khoảng cách giàu-nghèo ngày càng lớn
- Nước, không khí và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Thực phẩm và sự bền vững
- Năng lượng
- Biến đổi khí hậu
- Già hóa dân số
- An ninh không gian vật lý và không gian mạng
Theo Giáo sư Hean-Teik Chuah, các thách thức nói trên đồng thời sẽ tạo ra những cơ hội cho loài người, đó là: nâng mức thu nhập toàn cầu lên những bậc cao hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân số thế giới, sáng kiến công nghệ tạo nên “phép màu” với sự tăng trưởng lâu dài về hiệu quả và năng suất. Cụ thể, các sáng kiến này giúp giảm chi phí vận chuyển, truyền thông và thương mại, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên hiệu quả hơn.
Để giải quyết các thách thức nói trên, Hiệu trưởng UTAR nhấn mạnh những ý tưởng và phát minh mới sẽ nảy sinh khi và chỉ khi con người lĩnh hội kiến thức tường tận, bởi vì đột phá công nghệ hoàn toàn mới sẽ đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Trong đó, top 10 kỹ năng cần thiết đến năm 2020 theo Future of Jobs Report, World Economic Forum (Diễn đàn Kinh tế thế giới) được ông đề cập trong hội thảo là:
- Giải quyết vấn đề phức tạp
- Tư duy phản biện
- Sáng tạo
- Quản lý con người
- Hợp tác với người khác
- Trí tuệ cảm xúc
- Đánh giá và ra quyết định
- Phục vụ
- Thương lượng
- Linh hoạt trong nhận thức
Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều sinh viên trường Đại học Hoa Sen.
Giáo sư Hean-Teik Chuah cho rằng lực lượng lao động kỹ thuật giỏi (kỹ sư, kỹ thuật viên công nghệ và kỹ thuật viên kỹ thuật) là động lực cho sự thành công của bất kỳ quốc gia nào trong thế giới toàn cầu hóa này. Điều quan trọng bây giờ là các nhà giáo dục đào tạo những sinh viên tốt nghiệp trong tương lai có hiểu biết nền tảng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, có năng lực học tập suốt đời, sẵn sàng để phát triển (ready to evolve) trong môi trường làm việc.
Kết thúc workshop, Hiệu trưởng UTAR nhấn mạnh: Máy móc, thiết bị thông minh hay nói rộng hơn, công nghệ hiện đại không thể nào thay thế con người. Chúng ta sử dụng bộ não của mình để sáng tạo, sản xuất và kiểm soát công nghệ. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại là phương tiện giúp giao tiếp, tương tác của con người trở nên thuận tiện hơn nhưng tương tác trực tiếp giữa người với người vẫn là quan trọng nhất.