các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks

CHUYÊN ĐỀ SỐ 04: CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG KINH TẾ MỸ – TRUNG Ở ĐÔNG NAM Á VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG KINH TẾ MỸ – TRUNG Ở ĐÔNG NAM Á

VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

 

TÓM TẮT

Trong lịch sử thế giới hiện đại, Đông Nam Á luôn là một trong những khu vực có ý nghĩa địa chính trị chiến lược trong chính sách đối ngoại của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bằng các phân tích dữ liệu dòng đầu tư trực tiếp (FDI), giá trị xuất nhập khẩu hai chiều giữa USA, PRC với các quốc gia Đông Nam Á, khái quát các cơ chế hợp tác thương mại song phương giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương khu vực, châu lục và thế giới, lược khảo các siêu dự án kinh tế có tác động thay đổi địa kinh tế, địa chính trị Đông Nam Á của Hoa Kỳ, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu kỳ vọng góp phần làm rõ hình ảnh cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế Mỹ – Trung ở Đông Nam Á hiện nay, đồng thời có các khuyến nghị đối sách của Việt Nam trước tầm ảnh hưởng kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khu vực.

1. Mở đầu

Quyền lực là khái niệm trọng tâm trong lý thuyết quan hệ quốc tế bởi “khả năng khiến những chủ thể khác hành xử theo một đường hướng mong muốn” (Payne, 2013, tr.25), đây là mục tiêu các nhà nước và các nhà lãnh đạo khao khát hướng đến, là điều kiện đảm bảo an ninh và là sự khẳng định tầm ảnh hưởng, vị thế của quốc gia trên bản đồ chính trị quốc tế. Quyền lực cứng đặc trưng là sự đe dọa và dụ dỗ, cưỡng chế thông qua sức mạnh quân sự, áp lực kinh tế, sự trừng phạt buộc phải khuất phục (Mearsheimer, Campbell & O’Hanlon, 2006; Wilson, 2008).

Kinh tế được xem là một nhân tố quan trọng tạo lập nên quyền lực cứng của một quốc gia, mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư và viện trợ, khuyết tán nguồn vốn và sự ảnh hưởng lên một quốc gia khác là tỷ lệ thuận với nhau (Viotti & Kauppi, 2013). Trước xu hướng toàn cầu hóa, Ahmed (1995) đã nhìn nhận lợi ích kinh tế ngày càng giữ vai trò sống còn trong các mối quan hệ quốc tế, cùng góc độ này thì Spyros Economides & Wilson (2001) trong quyển “Yếu tố kinh tế trong quan hệ quốc tế” cho rằng chính sách đối ngoại của một quốc gia ngày càng bị thúc đẩy bởi các cân nhắc thương mại và sức mạnh kinh tế thật sự đã mang lại ảnh hưởng nhiều hơn sức mạnh quân sự bởi sự phụ thuộc, kết nối và tương tác lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày nay đã rõ ràng.

Vùng tranh chấp chiến lược Đông Nam Á sẽ ngày càng nóng cả trên thực địa lẫn bàn ngoại giao. Từ thực tiễn đó, vấn đề khảo sát sự hiện diện kinh tế của Hoa Kỳ và PRC tại Đông Nam Á để góp phần làm rõ hiện diện kinh tế của USA và PRC ở Đông Nam Á là cần thiết.

Với mục tiêu đánh ảnh hưởng của USA và PRC từ góc nhìn kinh tế, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như hình 1, USA và PRC sẽ được phân tích so sánh dựa trên bối cảnh mang đến lợi ích kinh tế cho 11 quốc gia Đông Nam Á (quốc gia X) là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor Leste, Việt Nam. Theo lý thuyết chủ nghĩa hiện thực mới thì kinh tế USA và PRC cho đi sẽ đổi lại sự thừa nhận ảnh hưởng của quốc gia X, lợi ích kinh tế càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng càng lớn, giả định các yếu tố khác cấu thành quyền lực khác không tác động đến mô hình nghiên cứu này.

 

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

Quan hệ kinh tế song phương giữa hai quốc gia thường được xem xét với ba trụ cột là quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các biến quan sát như đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment – FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (foreign indirect investment – FII), kim ngạch xuất khẩu (export) và nhập khẩu (import), cán cân thương mại (balance of trade), viện trợ quốc tế (international aid), các hiệp định thương mại song phương (bilateral trade agreements). Quan hệ kinh tế đa phương giữa nhiều quốc gia được xác định trên cơ sở các tổ chức quốc tế, các cơ chế hợp tác tài chính, các hiệp định kinh tế thương mại với sự tham gia của từ ba quốc gia trở lên. Trong phạm vi báo cáo này, tác giả tập trung phân tích thực trạng và thảo luận nghiên cứu sự hiện diện kinh tế của USA và PRC ở Đông Nam Á dựa trên nguồn dữ liệu thu thập về (1) dòng đầu tư trực tiếp (FDI), (2) giá trị xuất (3) nhập khẩu giữa USA, PRC với các quốc gia Đông Nam Á, (4) các cơ chế hợp tác kinh tế song phương và (5) đa phương.

2. Kết quả nghiên cứu

Dòng đầu tư trực tiếp (FDI) là các khoản đầu tư dưới hình thức sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp (OECD, 2020), FDI có tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển (Sarkodie & Strezov, 2019), đồng thời tạo ra các liên kết ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế (OECD, 2020). FDI là chỉ số đầu tiên được tác giả nghiên cứu khảo sát nhằm làm rõ sự tham gia của USA và PRC trong việc sáp nhập và mua lại, xây dựng cơ sở mới, tái đầu tư lợi nhuận kiếm được từ hoạt động ở các quốc gia Đông Nam Á.

 

Nguồn: fDi Markets

Hình 2. Tỷ lệ % FDI vào Đông Nam Á giai đoạn 2003 – 2017

Hình 3 phản ánh tỷ lệ % FDI vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2003 – 2017, ta dễ dàng nhận thấy rằng USA hướng dòng FDI mạnh nhất vào Thái Lan và Myanmar, kế đến là Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, PRC hướng dòng FDI mạnh nhất vào Lào, Campuchia, tiếp sau là Myanmar, Indonesia, Malaysia và Philippines…, đáng chú ý nhất là trường hợp của Việt Nam bởi tổng lượng FDI của PRC và USA cộng lại vẫn thấp hơn lượng FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc và nội khối Đông Nam Á đầu tư.

 

Nguồn: fDi Markets

Hình 3. Định hướng FDI vào Đông Nam Á giai đoạn 2003 – 2017

Một thống kê về FDI vào Đông Nam Á ở hình 4 cho thấy trong giai đoạn 2003 – 2017, USA đã đầu tư 182 tỷ USD vào Đông Nam Á. PRC đã đầu tư 123 tỷ USD chủ yếu tập trung vào kim loại. Nhật Bản là nhà đầu tư FDI mạnh nhất vào Đông Nam Á giai đoạn 2003-2017.

Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu cũng phản ảnh quyền lực và vị thế quốc gia trên trường quốc tế (Hausmann & Rodrik, 2006; Easterly & cộng sự, 2009). Xuất khẩu là quá trình bán hàng hóa hay dịch vụ của một nước sang một nước khác và thu về ngoại tệ thặng dư (Joshi, 2005; Baldwin & Harrigan, 2007). Nhập khẩu được hiểu là việc mua sản phẩm hay dịch vụ của một quốc gia khác, nhập khẩu cho phép một quốc gia có được các sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình không có hoặc khan hiếm, chi phí cao, chất lượng thấp từ các quốc gia khác (Lequiller & Blades, 2006; Baldwin & Harrigan, 2007).

Bảng 2. So sánh giá trị xuất nhập khẩu giữa các quốc gia Đông Nam Á

Với PRC và USA năm 2018

Đơn vị: B = tỷ USD; M = triệu USD

Quốc gia

(2018)

Xuất khẩu

Nhập khẩu

PRC

USA

PRC

USA

Brunei

237.26M (hạng 8)

58.27M (hạng 9)

1.64B (hạng 1)

360.90M (hạng 4)

Campuchia

609.28M (hạng 6)

2.15B (hạng 1)

4.55B (hạng 1)

173.55M (hạng 10)

Indonesia

27.13B (hạng 1)

18.47B (hạng 3)

45.54B (hạng 1)

10.21B (hạng 5)

Lào

1.26B (hạng 1)

19.14M (hạng 10)

733.11M (hạng 2)

19.45M (hạng 9)

Malaysia

34.41B (hạng 2)

22.53B (hạng 3)

43.32B (hạng 1)

16.09B (hạng 3)

Myanmar

5.56B (hạng 1)

492.26M (hạng 7)

6.22B (hạng 1)

324.80M (hạng 10)

Philippines

8.70B (hạng 4)

10.55B (hạng 1)

22.58B (hạng 1)

8.30B (hạng 4)

Singapore

50.40B (hạng 1)

31.86B (hạng 5)

49.63B (hạng 1)

42.10B (hạng 3)

Thailand

30.18B (hạng 1)

28.12B (hạng 2)

49.95B (hạng 1)

15.20B (hạng 3)

Timor Leste

2.05M (hạng 4)

5.39M (hạng 2)

88.94M (hạng 2)

7.48M (hạng 13)

Việt Nam

41.268B (hạng 2)

41.55B (hạng 1)

65,438B (hạng 1)

9.34B (hạng 5)

Tổng kết

5/11 hạng 1

2/11 hạng 2

3/11 hạng 1

1/11 hạng 2

9/11 hạng 1

1/11 hạng 2

0/11 hạng 1

0/11 hạng 2

 

Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu của các nước

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, việc xuất khẩu và nhập khẩu tập trung vào một quốc gia ngoài những mặt tích cực đã được chỉ ra trên đây, nó còn phản ảnh một sự phụ thuộc kinh tế vào thị trường và nguồn cung, các quốc gia là thị trường chính hoặc nguồn nhập khẩu chính được xem như có quyền lực ảnh hưởng đến quốc gia đối tác.

Bảng 2 cung cấp dữ liệu thống kê giá trị xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á vào thị trường PRC và USA và giá trị nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ PRC và USA của các Đông Nam Á năm 2018. Quan sát giá trị xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á sang thị trường PRC, ta nhận thấy đối với Indonesia, Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan thì PRC là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất còn USA là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Campuchia, Philippines và Việt Nam. Quan sát giá trị nhập khẩu từ PRC và USA của các quốc gia Đông Nam Á, nhận thấy rằng PRC là nguồn cung quan trọng nhất của 9/11 quốc gia, trong khi đó USA chưa đạt thứ hạng nhất và hai ở cả 11/11 quốc gia. PRC là đối tác thương mại lớn nhất với Việt Nam trong khu vực. Thông qua các giá trị xuất khẩu và nhập khẩu với PRC và USA trong khu vực PRC đang là nguồn cung hàng hóa, dịch vụ quan trọng nhất của Đông Nam Á, đồng thời cũng là thị trường quan trọng của khu vực, so với USA, lợi thế về thị trường, nguồn cung đều nghiêng về PRC.

Các cơ chế hợp tác thương mại song phương và đa phương góp phần không nhỏ trong việc định hình sự ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế của Washington và Bắc Kinh ở Đông Nam Á (Bhattacharyay, 2012; Trịnh Thị Hoa & Nguyễn Thị Hằng, 2018; Otsuka & Sugihara, 2019), các mối quan hệ kinh tế song phương giữa PRC và USA với các quốc gia Đông Nam Á thể hiện thông qua sự hợp tác giữa hai quốc gia này với 11 nước Đông Nam Á, trực tiếp nhất là 10 quốc gia ASEAN và sự cạnh tranh giữa PRC và USA ở khu vực này. Các cơ chế đa phương thể hiện thông qua các tổ chức và cơ chế (diễn đàn, hiệp định, khu vực…), cụ thể:

Các cơ chế song phương rất được PRC chú trọng, PRC khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của mình trong quan hệ song phương với Campuchia từ những năm 2010 với những toan tính liên quan đến cảng Sihanoukville và các vấn đề chính trị phức tạp khác. PRC nâng tầm quan hệ với Malaysia lên thành đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2013. PRC mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược với Lào từ năm 2016 có liên quan đến các thủy điện trên sông Mekong. PRC coi Thái Lan là anh em trong quan hệ quốc phòng và đầu tư cùng lức với việc coi quan hệ với Philippines đang ở giai đoạn vàng từ năm 2017. PRC thúc đẩy quan hệ thương mại với Indonesia và xem mối quan hệ này mang lại lợi ích và hòa bình cho thế giới (2018). PRC cam kết thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế từ biên giới PRC – Myanmar đến vịnh Bengal (2019). Năm 2019, PRC ký với Singapore nhiều thỏa thuận hợp tác, nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do Singapore – PRC.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative) được Bắc Kinh khởi động từ năm 2013 với trọng tâm một con đường là “Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21” (MSR), bắt nguồn từ Phúc Châu (Fuzhou), kết nối các thành phố ven biển bao gồm Hà Nội, Jakarta, Kuala Lumpur, Kolkata, Nairobi, kế hoạch này bắt đầu với các hứa hẹn xây dựng các hải cảng và cơ sở Logistics hiện đại, MSR trực tiếp tác động đến đại bộ phận các quốc gia ASEAN bằng các tiếp cận kinh tế từ hỗ trợ, đầu tư trực tiếp, viện trợ… bằng cách đưa “củ cà rốt” về lợi ích kinh tế tới các đối tác tranh chấp, PRC muốn các nước liên quan “thần phục” các yêu sách về chủ quyền của mình.

Với USA, Đông Nam Á được xem là điểm đầu tư quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tại Đông Nam Á, Philippines và Thái Lan được xem là đồng minh truyền thống của USA, tuy nhiên những năm gần đây hai quốc gia này có xu hướng kết nối nhiều hơn với PRC, quan hệ kinh tế USA – Việt Nam từ năm 2010 đến nay cũng có nhiều bước tiến tích cực. Trong chính sách đối ngoại của USA, sự hợp tác kinh tế ở Đông Nam Á tuy được khẳng định là mạnh mẽ (Đại sứ quán USA tại Việt Nam, 2019) nhưng trên thực địa thì Đông Nam Á vẫn không tách rời khỏi tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy) – sự mở rộng và sửa đổi Chiến lược tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương thời Tổng thống Barack Obama và ngăn chặn sự trỗi dậy của PRC, bảo vệ quyền lực USA trong khu vực của Tổng thống Donald Trump. Mới đây nhất, những nổ lực tạo lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” của nhóm “Bộ tứ kim cương” là USA, Australia, Nhật bản và Ấn Độ, có mời thêm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand mang nhiều hứa hẹn về phát triển kinh tế, tái cấu trúc chuỗi giá trị mới toàn cầu.

Các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương ở Đông Nam Á được cả USA và PRC rất quan tâm, có thể kể đến ASEAN+3 (PRC, Hàn Quốc, Nhật Bản), Diễn đàn đối thoại châu Á (ACD), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – PRC (ACFTA)… Sự hiện diện trong cấu trúc đa phương của USA còn được thể hiện thông qua các đàm phán về cơ chế “Một cửa” ASEAN với hệ thống môi trường thương mại tự động (ACE), chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (ACMECS) trong khuông khổ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tuy nhiên việc USA rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans–Pacific Partnership Agreement – TPP) gây nhiều tiếc nuối. Từ phía PRC, các quyết định đầu tư mạnh mẽ từ sáng kiến Một vành đai, Một con đường (One Belt One Road – OBOR) mà nay là Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initive – BRI) từ năm 2013 tuy được Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải kỳ vọng rất lớn nhưng kết quả của nó sẽ còn nhiều tranh luận.

3. Kết luận nghiên cứu và kiến nghị đối sách của Việt Nam

​3.1. Kết luận nghiên cứu

Thông qua dữ liệu nghiên cứu, trước tiên bài viết thừa nhận USA và PRC đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc cung cấp các nguồn lực cho phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á, USA và PRC đang và sẽ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của các quốc gia Đông Nam Á và đương nhiên việc nâng mối quan hệ ngoại giao nói chung và nhất là ngoại giao kinh tế với USA và PRC là những ưu tiên trong chính sách của các quốc gia Đông Nam Á. Hiện diện kinh tế của PRC tại Đông Nam Á đang có phần mạnh mẽ hơn USA và trong các quyết định chính sách đối ngoại, các quốc gia Đông Nam Á dễ nghiêng về phía PRC dưới áp lực kinh tế. Về mặt kinh tế, PRC đã sử dụng vị trí trung tâm của mình trong mạng lưới sản xuất và tiềm năng thị trường của các quốc gia Đông Nam Á, đây là mục tiêu dùng sức mạnh kinh tế như một phương thức định hình thành công cấu trúc quyền lực của họ ở Đông Nam Á, từ đó tác động lên nền kinh tế – chính trị toàn cầu.

3.2. Kiến nghị đối sách của Việt Nam

           Từ kết luận nghiên cứu hiện diện kinh tế của USA và PRC ở Đông Nam Á, tác giả có ba kiến nghị đối sách của Việt Nam:

           Đầu tiên, Việt Nam cần xác định ngoại giao kinh tế đa phương là chủ lực trong chính sách kinh tế đối ngoại.

           Kế đến, cân bằng mối quan hệ kinh tế với USA và PRC.

          Cuối cùng, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế nội khối Đông Nam Á và hỗ trợ gia tăng sự hiện diện kinh tế của các cường quốc kinh tế khác tạo sự cân bằng trong hệ thống quyền lực khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahmed, M.M. (1995). The Nexus of Political and Economic Factors in International Relations: A Marketing Perspective. Springer Press.

Baldwin, R. & Harrigan, J. (2007). Zeros, Quality and Space: Trade Theory and Trade Evidence. NBER Working Paper.

Bhattacharyay, B.N. (2012). Benefits and Challenges of Integrating South and Southeast Asia. International Journal of Development and struction, pp.40–66.

Campbell, K. & O’Hanlon, M. (2006). Hard Power: The New Politics of National Security. Political Science Quarterly Vol. 122, No. 4, pp.706.

 Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (2019). Hoa kỳ và ASEAN – Quan hệ đối tác bền vững.

Easterly, W., Reshef, A., Schwenkenberg, J. (2009). The Power of Exports. Policy Research working paper.

Francois, J. F. & Wignaraja, G. (2008). Economic Implications of Asian  Integration. Global Economy Journal 6, pp.1–46.

Hausmann, R., & Rodrik, D. (2006). Doomed to Choose: Industrial Policy as Predica-ment. Working Paper.

Jetin, B. & Mikic, M. (2016). ASEAN Economic Community: A Model for Asia-wide Regional Integration?. New York: Palgrave Macmillan.

Joshi, R. M. (2005). International Marketing. Oxford University Press.

Kemensits, P. (2018). Geopolitical Consequences of the 21st century New Maritime silk Road for southeast Asian Countries. An International Journal, Vol 4, No.1, pp.107.

Lequiller, F. & Blades, D. (2006). Understanding National Accounts. OECD, pp. 139.

Lieberman, V. (2003). Strange parallels: Southeast Asia in global context, c. 800–1830, Vol. 1: Integration on the mainland. Cambridge: Cambridge University Press.

Majid, M. (2012). Southeast Asia between China & the United States. IDEAS Special Reports.

Michael Cox, M. (2012). Indispensable Nation? The United States in Southeast Asia, The new geopolitics ò southeast asia. IDEAS Special Reports.

Payne, R. (2013). Global Issues. New York, New York. Pearson.

Ravenhill, J. (2006). Is China an Economic Threat to Southeast Asia?. Asian Survey 46, no. 5 (2006): 653, pp.74.

Santasombat, Y. (2018). Chinese Capitalism and Economic Integration in Southeast Asia. ISEAS Publishing.

  Sarkodie, S. A. & Strezov, V. (2019). Effect of foreign direct investments, economic development and energy consumption on greenhouse gas emissions in developing countries. Science of the Total Environment, pp.862.

Shimada, R. (2018). Invisible links: Maritime trade between Japan and South Asia in the early modern period.

Spyros Economides & Wilson, P. (2001). The economic factor in international relations: a brief introduction. Library of international relations. (19th). I.B. Tauris, London.

 Sugihara, K.O. (2019). Southeast Asia and International Trade: Continuity and Change in Historical Perspective, Paths to the Emerging State in Asia and Africa. Springer Nature Switzerland.

Tổng cục Thống kê Việt Nam (2019). Thống kê một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2018 và năm 2019.

Trịnh Thị Hoa & Nguyễn Thị Hằng (2018), Cấu trúc quyền lực kinh tế đang định hình ở châu Á – Thái Bình Dương và vai trò trung tâm của ASEAN.

Viotti, P. R. & Kauppi, M. V. (2013). International Relations and World Politics, Fifth Edition. New York, New York. Pearson.

Westad, O.A. (2012). China and Southeast Asia. IDEAS Special Reports.

Wilson, E.J. (2008). Hard Power, Soft Power, Smart Power. The Annals of the American Academy of Political and Social Science. 616 (1), pp.110-113.

 

Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quyền –  Nguyễn Quang Trung

Facebook Youtube Tiktok Zalo