các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks

NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ: TIỀN ĐỀ CỦA NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC

TS. Dương Ngọc Dũng

Giám đốc Chương trình Triết học, Khoa KHXH, các nhà cái uy tín siyanks

//bizweb.dktcdn.net/100/440/144/files/nghie-n-cu-u-li-ch-su-tie-n-de-cu-a-nghie-n-cu-u-trie-t-ho-c-1-jpeg.jpg?v=1649044241408

Nếu chúng ta có cơ hội theo dõi các tác phẩm triết học lịch sử hiện đại của các tác giả nổi tiếng như Hayden White, Robert F. Berkhofer, Barbara Tuchman, David McCullough, Louis Mink, Fredrich Jameson, Herbert J. Mueller, Paul Ricoeur, W.H. Walsh, Lucas M. Gisi, đa số chưa hề được giới thiệu hay thảo luận trong học giới Việt Nam, chúng ta thường thấy các tác giả nói trên nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa văn học và sử học. Các tác phẩm sử học, theo quan điểm của họ, thường sử dụng, mà không ý thức, các công cụ trần thuật trong văn học khi trình bày các diễn biến lịch sử. Ta thấy rất rõ điều này khi đọc Tư Mã Thiên, Gibbon, Michelet, Taine, Spengler, Toynbee, Durant. Nếu gọi tác phẩm của họ là các kiệt tác văn học thì cũng không xa sự thật bao nhiêu. Bản thân Arnold J. Toynbee, một sử gia Anh kiệt xuất, cũng viết: “Sự chọn lọc và sắp xếp các yếu tố thực tế đơn thuần là một phương pháp hư cấu, và quan điểm phổ biến cho rằng không một sử gia nào có thể được xem là vĩ đại nếu bản thân ông ta không phải là một nghệ sĩ vĩ đại.” (Nghiên cứu về lịch sử nhân loại, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008, tr.55).

//bizweb.dktcdn.net/100/440/144/files/toynbee-jpeg.jpg?v=1649045269184
Toynbee & Nghiên cứu về lịch sử

Arnold J. Toynbee (1889-1975) là tác giả của bộ sách vĩ đại Nghiên cứu về lịch sử (A Study of History) gồm có 12 tập. Nếu so sánh ông với Will Durant, một sử gia người Mỹ nổi tiếng không kém và rất được ưa chuộng tại Việt Nam, chúng ta thấy ngay sự khác biệt. Will Durant có một văn phong bình dân, giản dị, đôi khi hóm hỉnh, đọc rất hấp dẫn không thua kém gì đọc tiểu thuyết (chả thế mà cố học giả Nguyễn Hiến Lê bỏ công dịch khá nhiều tác phẩm của ông, và gần đây có dịch giả Bùi Xuân Linh cũng thế), nhưng Toynbee thâm trầm hơn. Văn phong ông có nét bác học, chững chạc, quen thuộc với giới sử gia truyền thống, mặc dù không hề “khô như ngói” (dry as dust) như nhiều người nhận xét. Hơn nữa, ông viết sử để minh họa cho triết học về lịch sử của mình, do đó nếu có xem ông là một triết gia thì cũng chẳng xa sự thật bao nhiêu. Điều đầu tiên đáng ghi nhận nhất trong công trình sử học khổng lồ của Toynbee là ông nhấn mạnh việc nghiên cứu lịch sử, nếu chỉ hạn chế trong đơn vị quốc gia, thì thiếu đi tính toàn diện cần thiết để thấu hiểu bản chất vận động của lịch sử. Đặc biệt là khi tìm hiểu lịch sử Châu Âu. Luận điểm thứ hai của Toynbee, được nhiều người biết đến hơn, là luận điểm “thách đố và đáp ứng” (challenge and response). Luận đề này khá đơn giản: một xã hội bất kỳ nào đó luôn luôn phải đối mặt với một loại thách đố nào đó, nếu vượt qua được, nghĩa là có được một “đáp ứng/ giải quyết” phù hợp thì mới có cơ hội tiếp tục vươn lên và phát triển. Đây chính là một loại tiến hóa luận theo mô hình Darwin được áp dụng vào lãnh vực triết học lịch sử. Có lẽ không phải là việc ngẫu nhiên khi hầu hết những người chủ trương tiến hóa luận đều là đồng hương của Toynbee: Thomas Huxley, Charles Darwin, Herbert Spencer, và gần đây nhất là Richard Dawkins. 

Do nhận thấy bộ sách 12 tập của Toynbee quá đồ sộ nên khó nuốt với phần lớn độc giả, D.C. Somervell đã bỏ công sức tóm gọn lại bộ sử này thành 2 tập và Công ty Văn Hóa Văn Lang đã cho ra đời bản dịch của tập 1 (riêng phần này không đã chiếm đến 703 trang sách khổ lớn). Đây là một kỳ công đáng ca ngợi vì mấy ai trong thời đại tất bật hiện nay lại chịu khó bỏ thời gian đọc sách lịch sử, nhất là lịch sử Châu Âu, nhưng theo tôi, cùng chia sẻ quan điểm với Toynbee, cho rằng để hiểu được vận động lịch sử của Việt Nam không thể không tính đến vai trò của lịch sử Châu Âu, trong đó có lịch sử của Anh, Pháp, Mỹ có quan hệ trực tiếp đến sử mệnh của dân tộc. 

Một sinh viên trong một cuộc tọa đàm về sử luận Đông Tây có nêu câu hỏi: “Vậy giá trị giáo dục của sử học là gì? Và chân lí lịch sử là gì?” Trước hết, bàn về giáo dục, tôi xin mượn lời John Dewey, một triết gia Mỹ: “Giáo dục không chỉ giữ cho một cá thể khỏi bị gieo vào đầu óc những thiên hướng sai lầm tai hại, thói suy nghĩ hồ đồ, ngạo mạn, và sư ưu ái đối với điều gì hợp tư lợi hơn là về phía những bằng chứng khách quan, mà còn làm xói mòn và phá hủy những thành kiến tích tụ và kéo dài dai dẳng” (Cách ta nghĩ. NXB. Tri Thức, Hà Nội, 2013, tr.47). Nếu sử học giúp chúng ta thực hiện được hai điều này – suy nghĩ dựa trên các dữ liệu khách quan và triệt tiêu các thành kiến tai hại – thì sử học, cũng như tất cả các môn học nhân văn khác, có giá trị giáo dục rất lớn. Còn về cái gọi là “chân lí lịch sử” tôi đề nghị chúng ta nên giữ một thái độ hòai nghi lành mạnh – một thái độ không những cần thiết cho triết gia mà cho cả các sử gia. Ngay chính Toynbee cũng thừa nhận thẳng thắn rằng giữa sử học và văn học cũng có nhiều mạch ngầm tương quan mật thiết chứ không hẳn là hoàn toàn đối lập nhau.

NGUỒN: 

Facebook Youtube Tiktok Zalo