các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks – HSU
VI EN
các nhà cái uy tín siyanks

Khoa học nhân văn A-rập

Nền văn minh rực rỡ đi kèm với chinh phục đất đai trong những thế kỷ đầu tiên của đạo Hồi đã biến tiếng A-rập thành chuyển ngữ của nhiều lĩnh vực tri thức. Cùng với những lần mở rộng và thu hẹp lãnh thổ của đế quốc Hồi giáo rộng lớn ấy, với những cuộc xâm lăng định kỳ, những tranh chấp quyền lực, việc chấp nhận A-rập như ngôn ngữ văn hoá chung đã cho phép sự biểu hiện những tri thức ấy đạt tới tầm phổ quát. Nó cũng cho phép sự truyền bá một hệ thống những quy chiếu chung và một tập hợp những điều kích thích sự tò mò, nhờ ở sự chuyển dịch những con người và sách vở. Điều này vẫn đúng ngay cả khi tiếng Ba Tư, từ thế kỷ X và nhất là trong thế kỷ XIII, và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ XV, cũng đạt tới vị trí của ngôn ngữ văn hoá, đặc biệt trong lĩnh vực bao gồm các khoa học nhân văn của chúng ta hiện nay.

Mỗi nền văn minh lại tương ứng với một biểu đồ các tri thức mà những thế hệ tiếp nối sẽ sửa đổi hay làm cho tinh tế hơn. Nền văn minh được thiết lập trong những thế kỷ sau khi đạo Hồi ra đời đã tạo ra nhiều chuyên ngành mới, cùng với việc chiếm hữu những thứ cũ hơn, được thể hiện trước đó trong các vùng Hy Lạp – Byzance hay Ấn Độ – Ba Tư. Do đó, cần một phân loại đầu tiên dưới góc nhìn này.

Khoa học tôn giáo, khoa học của người xưa

Các khoa học tôn giáo, truyền thống hay Hồi giáo, bao gồm ngoài sự đọc và chú giải kinh Coran, việc nghiên cứu ngôn ngữ A-rập, với vai trò chuyển ngữ thiêng liêng của Mạc khải, cũng như “(giáo) luật”. Liên kết những suy tưởng lý thuyết về Giáo Luật – hay char’ia – với sự hiệu chỉnh những quy định cụ thể, địa hạt pháp lý này vừa dính tới những giới luật tôn giáo vừa dính tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Những chia rẽ có tính tôn giáo, chính trị hay lý thuyết dẫn tới các trào lưu hay trường phái pháp lý khác nhau.

Avicenne (980-1037)

Song song với những khoa học đặc thù của Hồi giáo ấy, là sự phát triển của những khoa học được gọi là ngoại lai, khoa học của người xưa hay khoa học thuần lý, với xuất phát điểm là phong trào dịch thuật rộng rãi, đạt đỉnh cao ở Bagdad vào thế kỷ thứ IX. Các ngành khoa học này được tổ chức theo các chủ đề được gợi ra từ việc đọc các tác phẩm của Aristote và những người chú giải tân-platon, và theo những phương cách khác nhau tuỳ theo các tác giả. Triết học với những nhánh khác nhau (siêu hình học, logic, đạo đức học, triết học tự nhiên, chính trị), các khoa học chính xác, y học, và cả những kỹ thuật bói toán như chiêm tinh học, đều có mặt.

Ngoài những chuyên ngành liên quan tới Hồi giáo hoặc di sản Hy Lạp, những tò mò mới dẫn tới sự sáng tạo ra các thể loại có ranh giới mù mờ hơn, hoặc được hướng một cách đặc thù tới một ứng dụng thực tế nào, hoặc nhằm đưa cho tầng lớp ưu tú có văn hoá ở đô thị một hiểu biết bách khoa, với dấu ấn văn chương hay giải trí. Như vậy, ta phải đọc những tác phẩm viết trong các phạm trù khác nhau ấy mới rút ra được đâu là những quan tâm chung với các ngành khoa học nhân văn ngày nay.

Những sự tò mò mới

Khoa học về ngôn ngữ. Bản chất của kinh Coran, được “nghe đọc” trong Mạc khải, rồi được những người kế tục Mahomet chép lại, cũng như sự sưu tập và phân tích phê phán những lời nói được cho là của Nhà tiên tri hay những câu chuyện kể về các hành động của ông (hadith), dẫn tới sự nghiên cứu về chiều sâu ngôn ngữ A-rập, cả trong từ pháp và cú pháp, ngay từ thế kỷ VIII. Bên cạnh những tác phẩm về văn phạm và từ vựng, đặc thù của tiếng A-rập đã kích thích một suy nghĩ về phương pháp trên bình diện ngôn ngữ học nói chung. Đặc biệt, một phương pháp tổ hợp đã được sáng tạo ra nhằm khai thác các khả năng về hình thái của tiếng A-rập. Phương pháp này sẽ gặp gỡ những nghiên cứu về toán đại số vào thế kỷ XIII. Sự xuất hiện của những thuật ngữ đặc thù trong một ngôn ngữ vốn xưa chỉ là truyền khẩu và có tính địa phươn

Averroès (1126-1198)
 

Tâm lý học.  Giữa các thế kỷ IX và XII, falsafa, triết lý có nguồn cảm hứng Hy Lạp, đã để lại dấu ấn trong lịch sử tư tưởng. Tên tuổi của những vị như Avicenne, Averroès đủ cho thấy sự chói sáng của nó.Trong những nỗ lực của các triết gia này nhằm nối liền truyền thống Hy Lạp với học thuyết của đạo Hồi, định nghĩa của linh hồn con người và quan hệ của nó với thân xác là những điểm thiết yếu và tế nhị. Xuất phát từ chuyên luận Về linh hồn của Aristote, những suy tư đó cũng được nuôi dưỡng bởi tư tưởng y khoa Hy Lạp, đặc biệt là của Galien (thế kỷ thứ II sau C.N.). Một ngành “tâm lý học” được triển khai như thế ở giao điểm giữa y học và triết học. Với những giải pháp khác nhau tuỳ theo tác giả, ranh giới giữa địa hạt tâm hồn – thuộc về đạo đức – và sinh lý trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Đâu là vai trò của bộ não, trung tâm của các năng lực tâm thần, và đâu là vai trò của trái tim, trụ sở của những cảm xúc? Phần nào của lý luận có thể coi như thuộc tính năng của bộ não? Những rối loạn sinh lý có ảnh hưởng nào tới các hành vi đạo đức? Cộng với những suy tưởng triết – y học ấy, là những đóng góp của quang học, rất phát triển, nhất là trong những áp dụng trong thiên văn. Quang học A-rập có một chiều kích tâm lý quan trọng, khi nó nhấn mạnh vai trò quyết định, trong quá trình thị giác, của phán đoán mà những tính năng của não bộ thực hiện và những khả năng sai lầm dẫn tới các ảo giác.

Lịch sử.  Sự chép sử được thực hiện bên lề hai nhóm lớn là các khoa học tôn giáo và khoa học thuần lý. Ý muốn đặt sự phát sinh của Hồi giáo vào trong một lịch sử phổ quát, mô tả những chặng đường chinh phục, tìm ra sự thống nhất giữa các dân tộc khác nhau hợp thành cộng đồng Hồi giáo, đã làm nảy sinh nhiều thể loại sử ký khác nhau. Theo dòng thời gian, còn có yêu cầu suy nghĩ về những thất bại của sự nghiệp Hồi giáo anh hùng, và đôi khi người ta cũng vận dụng tới chiêm tinh học. Trong những thể loại được chấp nhận, phải kể đến những tabaqat, là những chuyện kể có khuynh hướng chỉ ra những chuỗi truyền bá các hiểu biết và các truyền thống trong lòng những loại người hay nhóm người đặc thù nào đó: các trường học pháp lý, các triết gia và nhà thơ, những người khổ hạnh và những người cuồng tín, những thầy thuốc và học giả v.v. Sự tiếp nối các tiểu sử họp thành kết cấu lịch sử của những chuyện kể đó. Những cuộc thoái lui về các vùng giữa thế kỷ XIII và XV mở ra một thời kỳ thuận lợi cho các sử ký địa phương. Cũng vậy, sự thống trị của người Thổ Nhĩ Kỳ mở ra một thời kỳ phát triển những chuyện kể lịch sử bằng tiếng Thổ.

Địa dư. Cũng phải tìm ở giao điểm của nhiều chuyên ngành, và mượn tới nhiều thể loại văn viết khác nhau mới tái tạo được toàn cảnh của một tri thức địa dư. Tiếp nối truyền thống của Địa dư của Claude Ptolémée (thế kỷ II sau C.N.), cả một nghành địa dư toán đã được phát triển, sử dụng thiên văn học và lượng giác học để vẽ lên bản đồ thế giới và các vùng khí hậu. Những trang viết đi kèm với những bản đồ, cả trên đất liền và ngoài biển, với sự chế tạo ra các bản đồ thế giới gồm hai vòng tròn kế cạnh. Những nhu cầu của chính quyền trung ương, của thương mại, những di chuyển của quân đội, sự thiết lập một mạng lưới bưu cục, khuyến khích mô tả các đường sá, các vùng, các thành phố trong đế chế, và sự quan tâm tới những nhóm dân cư gặp nhau ở đó. Sau cùng, những câu chuyện về các cuộc lữ hành, bao gồm một phần những sự tích huyền diệu, và một phần khác thực hơn, kể lại những chuyến đi rộng lớn chẳng hạn nhân dịp hành hương về La Mecque, bổ túc bức tranh dồi dào, phong phú của địa dư A-rập. Cũng như lịch sử, địa dư có thể bao gồm những mối quan tâm về dân tộc học hay xã hội học, mà sự đa dạng của thế giời Hồi giáo, định mệnh riêng và khát vọng thống nhất của nó đã kích thích.

Khi sưu tập và khi làm chuyển biến những chuyên ngành thừa hưởng của Thượng cổ Hy Lạp, những học giả A-rập đã đóng một vai trò then chốt trong sự truyền bá và làm phong phú kiến thức ở ngọn nguồn của những khoa học nhân văn của chúng ta. Từ thế ký thứ IX tới thế kỷ XV, từ Tây Ban Nha sang Trung Á, một cộng đồng rộng lớn những nhà tư tưởng đã mang tới cho nền văn minh A-rập, được gắn kết bằng sự chia sẻ một ngôn ngữ và những khái niệm chung, một sự toả sáng vẫn còn thấm trong một phần trí năng của chúng ta.

…………………………..

Theo Danielle Jacquart, Giám đốc nghiên cứu EPHE-Sorbonne, Chuyên gia về lịch sử khoa học thời Trung Cổ (Hà Dương Tường dịch)
Nguồn: Phantichkinhte123.com, ngày 17,05,2015

 

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo