các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks – HSU
VI EN
các nhà cái uy tín siyanks

Khoa học là định mệnh chúng ta

Chúng ta sẽ chuẩn bị gì cho niềm tin vào sự đổi đời của đất nước bằng con đường khoa học, công nghệ và giáo dục, vào sự tự khẳng định của cá nhân và quốc gia trên bàn cờ toàn cầu hóa bằng tri thức?

Mỗi thời đại có tinh thần và mệnh lệnh của nó. Cuộc cách mạng công nghiệp Anh thế kỷ 18 làm cán cân quyền lực thế giới thay đổi triệt để, tạo ưu thế tuyệt đối cho phương Tây, và thất lợi cho các quốc gia còn ngủ đông trong các chế độ phong kiến. Rồi cuộc chiến tranh nha phiến để khuất phục đế chế Trung Hoa (1839-1842), tiếng súng Pháp bắn vào Đà Nẵng năm 1858 hay tiếng súng của tàu chiến Mỹ bắn vào cảng Nhật Bản năm 1853…

Sau những biến cố bạo lực ấy là những tiếng chuông báo hiệu khẩn cấp của thời đại mới: thời đại của khoa học, công nghệ và sức mạnh của nó, thời đại của toàn cầu hóa bằng sức mạnh khoa học và thương mại.

Để ngọn lửa khoa học cháy bùng

Nhật Bản đã sớm sực tỉnh và hiểu những tín hiệu của thời đại hơn ai hết. Cả dân tộc họ quyết tâm bảo vệ mảnh đất thiêng liêng, muốn sống chết ngay với “bọn man di”, nhưng giới lãnh đạo họ đã nhanh chóng nhận ra ngay: phải học lấy sức mạnh của đám người “man di” kia mới đủ sức chống lại họ hữu hiệu, nếu không muốn tự sát. Gươm không thể chọi với súng và tàu chiến được. Các samurai dẹp bỏ việc mang gươm truyền thống, những thứ đã vô hiệu trước cây súng, tự nguyện xóa bỏ giai cấp samurai như đặc quyền bao đời để mở khải hoàn môn cho cả dân tộc, cho mọi tài năng bất cứ từ đâu đến, tham gia vào công cuộc canh tân vĩ đại đất nước. Họ cải tổ toàn diện nền giáo dục, xây dựng hệ thống chính trị mới, xây dựng nền kinh tế mới, chuyển cái học nho giáo cũ của Trung Hoa thành cái thực học theo tinh thần Fukuzawa.

Họ hối hả mời hàng nghìn chuyên gia phương Tây sang tư vấn đủ mọi lĩnh vực, từ giáo dục, âm nhạc, luật pháp đến thư viện, viễn thông, bưu điện, quốc phòng… Họ thay đổi toàn diện, triệt để, lấy khoa học, công nghệ và tinh thần khoa học phương Tây làm nòng cốt của cuộc canh tân. Những món hàng nhập khẩu đầu tiên về Nhật Bản thời mở cửa là sách vở, là tri thức từ phương Tây chứ không phải hàng tiêu dùng, cũng chưa phải là máy móc để phục vụ sản xuất. Phải thay đổi triệt để cái đầu, phải hiểu thấu đáo nguồn gốc của sức mạnh phương Tây. Căm thù nhưng phải học, và học một cách quyết tâm.

Hãy biến khoa học thành định mệnh của ta (plus.google.com)

Các quan chức cao cấp trong hoàng gia và Chính phủ Nhật Bản đã làm một chuyến đi sứ mệnh lịch sử Iwakura gần hai năm trời 1871-1872 sang các cường quốc phương Tây như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ… để tận mắt nhìn thấy văn minh và rút ra con đường khai sáng cho chính mình.

Ngọn lửa khoa học và văn minh phương Tây từ đó cháy rực tại phương Đông. Sức mạnh của một quốc gia nhỏ bé bỗng dưng trở thành vô địch, chưa đầy 30 năm mà đánh thắng người khổng lồ truyền thống và bậc thầy ngàn năm của mình là Trung Hoa, rồi mười năm sau chiến thắng luôn nước Nga, gây kinh ngạc cho thế giới: Nhật Bản với sự canh tân đang bước vào hàng ngũ các cường quốc thế giới.

Ngọn lửa khoa học và cải cách của Nhật Bản đã lan tỏa sang Trung Hoa và châm ngòi cho phong trào Tự cường và Ngũ Tứ của giới tinh hoa vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, với niềm tin sắt đá rằng “Khoa học và dân chủ” là con đường duy nhất để đổi đời cái vương quốc rệu rã của vua quan, và chỉ có con đường đó thôi, không có con đường nào khác.

Họ ý thức khoa học và dân chủ là định mệnh của họ. Sự lớn mạnh của Trung Quốc hôm nay thực chất là thực hiện một phần di chúc của lịch sử của phong trào Ngũ Tứ: dùng khoa học để hiện đại hóa đất nước. Thực tế, trong lịch sử của mình, Trung Hoa đã từng là quốc gia hàng đầu về các phát minh công nghệ cho tới thế kỷ 16 và 17 để sau đó rơi vào suy thoái và biến thành một cơ thể chết lâm sàng.

Sau Thế chiến thứ hai, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore – những nơi đã mồi từ ngọn lửa văn minh và khai sáng của Nhật Bản – đã chứng minh thành công rực rỡ để trở thành những con rồng châu Á.

Đối diện với những lạc hậu kép

Lịch sử cận đại của Việt Nam chưa từng có một di chúc như thế về niềm tin khai sáng vào khoa học và công nghệ để đổi đời đất nước. Nhìn rộng hơn trong lịch sử Việt Nam, khoa học vẫn là chương còn thiếu vắng. Việt Nam giàu chất thơ văn, tín ngưỡng, nhưng rất thiếu chất khoa học, toán học và tư duy logic. Khoa học cho đến nay vẫn chỉ là bánh xe thứ năm trong cỗ xe kinh tế và văn hóa, chứ chưa phải là động lực. Vẫn còn nhiều lời nói trừu tượng về vai trò của khoa học, nhưng thiếu hành động. Và hệ quả: Việt Nam đang kẹt vào bẫy thu nhập trung bình và bị lạc hậu so với thế giới, đôi ba lĩnh vực thất thủ ngay trên sân nhà.

Sự lạc hậu về khoa học và giáo dục song hành với sự lạc hậu và yếu kém về kinh tế. Từ thế kỷ 17, với khẩu hiệu “Tri thức là sức mạnh” của Francis Bacon, xã hội đã trở thành xã hội của tri thức. Đó cũng là thế kỷ của cuộc cách mạng khoa học. Một thế kỷ sau cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh quốc đã cất cánh trong niềm tin của “thực học”, của khoa học thực tiễn. Xã hội Việt Nam, văn hóa và kinh tế vẫn chưa có tính tri thức một cách hệ thống, hay chỉ có một cách tự phát và ngẫu nhiên, lẻ tẻ.

…………………

Theo Nguyễn Xuân Xanh
(Nguồn: Tuổi Trẻ, ngày 14/02/2015)

Facebook Youtube Tiktok Zalo