Hướng nghiên cứu mới trong văn hóa phía Nam Việt Nam
Tiến sĩ Pascal Bourdeaux, giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (École française d’Extrême-Orient- EFEO) tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa có một buổi nói chuyện “Ghi nhận về một hướng nghiên cứu mới trong văn hóa phía Nam Việt Nam và những nghiên cứu hiện nay do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tiến hành” tại Trường các nhà cái uy tín siyanks , vào ngày 19/06/2015 vừa qua.
Buổi nói chuyện này nhằm đóng góp vào kho tàng hiểu biết về những nét đặc sắc của vùng đất này cũng như những mối liên hệ của vùng với văn hóa Đông Nam Á là một hướng nghiên cứu trọng tâm mà trường Hoa Sen muốn triển khai.
Ông Bourdeaux đã trình bày sơ lược về các hoạt động nghiên cứu của EFEO liên quan đến lịch sử, văn hóa xã hội của Sài Gòn và vùng Nam Bộ từ ngày đầu thành lập đến nay.
Năm 1862, Hòa ước Nhâm Tuất công nhận nền bảo hộ của Pháp tại Nam Kỳ, thì ngày sau đó, vào năm 1869, Trường Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp mở lớp dạy tiếng Việt đầu tiên, gọi là tiếng Nam Kì (langue Cochinchinoise). Vào năm 1898, Louis Finot dẫn đầu một phái đoàn khảo cổ tại Đông Dương đi nghiên cứu thực địa, sau đó họ về viết tác phẩm “Du khảo và thám hiểm ”(1879-1890). Đến ngày 20 tháng 1 năm 1900, Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) được chính thức thành lập ở Sài Gòn, nhằm nghiên cứu, khai quật khảo cổ trên toàn bán đảo Đông Dương. Năm 1902, EFEO dời ra Hà Nội. Năm 1957, EFEO lại dời sang Phnom Penh, Campuchia, vì ở Việt Nam lúc đó đang có chiến tranh. Năm 1975, EFEO dời sang Paris và ở đó đến nay, EFEO thuộc Bộ Giáo dục đại học và nghiên cứu Pháp, có nhiều trung tâm nghiên cứu tại các quốc gia châu Á.
Trong thời gian từ năm 1883 đến 1975, EFEO đã có nhiều bài viết có giá trị trên “Tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương” (Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises de Saigon- BSEI). Cũng như trong những năm 1947-1960 ở Sài Gòn, EFEO đã có nhiều bài viết trên tạp chí “Pháp-Á” (Revue France-Asie). Năm 1926, EFEO thành lập Bảo tàng Louis Finot tại Hà Nội, và năm 1929, Bảo tàng Blanchard de la Brosse được thành lập ở Sài Gòn, ngày nay hai bảo tàng này đều là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trong suốt quá trình hoạt động của EFEO, ta thấy có một số nhân vật nổi bật như: Louis Malleret, giám đốc EFEO trong giai đoạn 1949-1956, ông có các công trình nghiên cứu khảo cổ học về miền đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa Óc Eo (1940); về phía các nhà nghiên cứu người Việt, có các ông như Bùi Quang Tung, Trương Vĩnh Tống, Vương Hồng Sển, Sơn Nam,…
Năm 1993, EFEO trở lại đặt một văn phòng ở Hà Nội, và năm 2012, văn phòng EFEO ở TP.HCM được thành lập. Từ đó đến nay EFEO tiếp tục hoạt động hợp tác với các nhà nghiên cứu Việt Nam, trong đó có chương trình nghiên cứu «lịch sử và môi trường của phía nam Việt Nam: góc nhìn lịch sử, tiếp cận hiện đại». Một trong những công trình nghiên cứu hiện nay của EFEO tại miền Nam là nghiên cứu một ngôi làng, đó là làng Thổ Sơn (nay là Nam Thái Sơn) ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nơi có đợt di cư của các gia đình từ Thái Bình và Nam Định ở miền Bắc vào năm 1941.
EFEO sẽ dùng địa bàn thực nghiệm để nối lại với một truyền thống nghiên cứu (di sản, đặc biệt là vấn đề đô thị, lịch sử trí thức ở Nam bộ) và những tiếp cận xuyên ngành (khoa học xã hội, khoa học môi trường và phân tích những thách thức của phát triển, chẳng hạn như biến đổi khí hậu).
Lê Thị Hạnh
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Giới & Xã hội)