các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks – HSU
VI EN
các nhà cái uy tín siyanks

Hãy mở rộng cánh cửa tiếp nhận ý tưởng nghiên cứu khoa học

Trung tuần tháng 2 này, một bàn tròn giữa các nhà giáo dục tại một trường đại học của Việt Nam và phái viên khoa học phụ trách khu vực Đông Nam Á và Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, GS-TS Rita Colwell đã thảo luận về cách thức thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học đóng vai trò lớn hơn trong việc phát triển kinh tế đất nước.

TTCT trò chuyện với bà Rita Colwell về chủ đề này.

GS-TS Rita Colwell – Ảnh: Minh Đức

Bà Rita Colwell nhắc lại câu chuyện 25 năm trước, tia laser vô tình được phát hiện và bản thân người nghiên cứu lúc đó cũng không hình dung được hết những ứng dụng của tia laser vào cuộc sống hiện đại ngày nay. “Bởi vậy, tôi nghĩ nếu chúng ta đề ra chương trình nghiên cứu mà yêu cầu nó phải có ích và chỉ đầu tư nếu có ích thì sẽ khó thúc đẩy sự sáng tạo. Điều quan trọng là cân bằng hỗ trợ nghiên cứu khoa học cơ bản và các nghiên cứu có được từ những ý tưởng sáng tạo”.

* Vậy làm thế nào những quốc gia còn nhiều khó khăn, ngân sách eo hẹp như Việt Nam có thể chọn nghiên cứu nào để đầu tư cho có ích nhất?

– Ngân sách – rõ ràng là tiền thuế của người dân làm việc vất vả, cực khổ – phải được đầu tư ra sao cho hiệu quả, điều đó rất quan trọng. Tôi và các cộng sự vừa kết thúc nghiên cứu cho Chính phủ Canada trên mười quốc gia phát triển, để xem các quốc gia quyết định đầu tư vào các nghiên cứu lớn ra sao.

Đúng là có các chỉ số cần tham khảo như số lượng và chất lượng bài nghiên cứu khoa học được xuất bản, số sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng về cơ bản là cần các chuyên gia có tầm nhìn nhận định, đánh giá lĩnh vực nghiên cứu đó sẽ đi tới đâu, cuối cùng là liên quan tới các chính sách vĩ mô của đất nước. Đó là một cơ chế đòi hỏi sự đánh giá lẫn nhau giữa các bên.

Vậy bao nhiêu tiền đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học ở một quốc gia thì thích hợp? Hiện tại các quốc gia áp dụng tỉ lệ 2,5-3% GDP mỗi năm. Ngoài ra, các trường đại học cũng có những bộ phận tư vấn cho các nhà khoa học làm thế nào để trình bày kế hoạch kinh doanh ý tưởng và thực hiện kế hoạch kinh doanh đó. Các nhà nghiên cứu cũng cần biết làm thế nào để có thể “bán” ý tưởng của mình, như viết kế hoạch kinh doanh, truyền thông với các đối tác, quản lý tài chính.

Tại Mỹ, 5% trong 7 tỉ USD ngân sách dành cho Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ được dùng để đầu tư vào các nghiên cứu nhỏ, sáng kiến cá nhân, ví dụ như các nghiên cứu ở ngay trường đại học. Đó là cách giúp các doanh nghiệp nhỏ, sáng kiến cá nhân phát triển.

Khi tính tới việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong trường đại học, đừng quên một thành phần rất quan trọng là thế hệ trẻ, những học sinh cấp I, II hay III.

Tại Mỹ, một chương trình mang tên K-12 rất thành công với việc đưa các sinh viên tốt nghiệp đại học, là kỹ sư trở lại trường, tham gia giảng dạy cùng với giảng viên ở các môn khoa học, kỹ thuật. Những người này được các học sinh xem như anh trai, chị gái của họ, trở thành hình mẫu để các học trò noi theo, khơi gợi được cảm hứng trong các em về một mẫu người, nghề nghiệp mà các em hướng tới.

* Tình hình kinh tế đang khó khăn trên thế giới có ảnh hưởng nhiều tới ngân sách dành cho nghiên cứu không, thưa tiến sĩ?

– Không hề ít đi. Thực tế thử nhìn Ireland dù tình hình kinh tế đang rất khó khăn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư lớn vào nghiên cứu, thậm chí còn tăng ngân sách cho nghiên cứu. Bởi họ hiểu cách duy nhất đào được con đường thoát khỏi cái hố hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu, phát kiến…

* Bà nghĩ gì về điều mà nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cho hay họ đang bị kẹt giữa việc nghiên cứu, vì nếu nghiên cứu những vấn đề tiên tiến thì Việt Nam “chưa tới”, nhưng nghiên cứu vấn đề thấp thì Việt Nam lại không dùng đến vì đã nhập khẩu hết rồi?

– Tôi đã nghe nói về việc các nhà khoa học không có thời gian nghiên cứu và cũng cần có thêm đầu tư tài chính cho nghiên cứu. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam hiểu là phải đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu khoa học nếu muốn có nhiều công ty công nghệ cao. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta chỉ yêu cầu nghiên cứu những vấn đề phải giải quyết ngay thách thức của hiện tại, vì nếu Chính phủ không ủng hộ những nghiên cứu cơ bản hay mang tính sáng tạo thì đất nước sẽ không trở thành nước hàng trên về công nghệ mà là theo đuôi.

Tôi cho rằng Chính phủ sẽ không muốn là nước theo sau như vậy. Bởi vậy, cần có một khoản trong ngân sách dành cho các nghiên cứu ý tưởng, cho các sáng kiến như vậy.

* Bà nghĩ thế nào việc chính quyền đặt hàng các nhà nghiên cứu, chi tiền cho quá trình nghiên cứu và trong trường hợp nghiên cứu có kết quả khả thi thì họ sẽ mua lại?

– Không ai có thể phỏng đoán được kết quả nghiên cứu. Tôi từng phải bảo vệ đề xuất ngân sách của mình dành cho nghiên cứu trước quốc hội. Khi được hỏi “Bà định phát hiện được bao nhiêu thứ với số tiền đó?”, tôi trả lời: “Làm sao tôi biết được!”. Vậy nên ta không đặt ra câu hỏi đó.

Câu hỏi cần thiết ở đây là: Những đề xuất nghiên cứu đó có đúng đắn về mặt khoa học không? Các nhà khoa học đó thật sự có khả năng thực hiện đề tài không? Họ có một nền tảng và các nghiên cứu thành công trước đó không? Họ dự kiến sẽ làm gì với kết quả nghiên cứu? Xuất bản nghiên cứu khoa học hay chia sẻ với cộng đồng?… Tất cả đều được xét đến. Nhưng người xét duyệt không thể nào nói kiểu: Tôi thích đề án này vì đó là ông em cột chèo với tôi, hoặc tôi thích vì nghe rất hay. Đó không phải là cách ra quyết định đúng.

Ta cũng không thể nói hãy chi tiền cho tất cả các đề án, vì có thể một nghiên cứu trong số đó sẽ thành công. Thay vì chính quyền đưa ra yêu cầu cho các nhà khoa học phải làm cụ thể những nghiên cứu, họ có thể mở rộng cánh cửa tiếp nhận ý tưởng từ các nhà khoa học. Không thể chỉ cấp tiền cho những đề xuất nghiên cứu mà nhà nước muốn. Cần phải có sự cân bằng giữa nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu sáng tạo.

* Khi đến Việt Nam lần này, bà nói về ý tưởng đẩy mạnh các chương trình trao đổi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm giữa các trường đại học Mỹ với Việt Nam và ngược lại. Bà đã gặp nhiều quan chức, các nhà khoa học, giảng viên ở Việt Nam. Vậy các cơ hội hợp tác sau đó sẽ như thế nào?

– Tôi sẽ viết báo cáo và đưa ra gợi ý với Chính phủ Mỹ về mối quan hệ hợp tác khoa học – kỹ thuật này. Tôi nghĩ cần xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh hơn trong các chương trình thí nghiệm nghiên cứu. Thế giới đang thay đổi mới mẻ, cần sự hợp tác và đối thoại. Cha tôi từng nói nếu ta sở hữu thứ mà không tốn công sức nhưng vẫn có, hẳn thứ đó chẳng có giá trị gì. Bởi vậy, nếu ta phải dốc lực để làm, xây dựng, để sở hữu, ta sẽ trân trọng những gì mình có, bảo vệ và nuôi dưỡng nó.

* “Bộ môn tôi  có khoảng 37 giảng viên, thì trong hướng của tôi về Microwave Engineering chỉ có khoảng 4 người thường xuyên nghiên cứu. Để ứng dụng được ở Việt Nam, đề tài phải lạc hậu một chút. Nếu lạc hậu quá cũng không dùng được, hiện đại quá thì không khả thi về mặt ngân sách. Chúng tôi có nhiều giảng viên tốt nghiệp ở nước ngoài nhưng sau vài học kỳ ở đây, họ tìm cách ra nước ngoài vì ở đây không có gì để làm”.

TS PHAN HỒNG PHƯƠNG (Đại học Bách khoa TP.HCM)

* “Ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu là hạn chế, chỉ 2% GDP. Nguồn kinh phí cho nghiên cứu ở các trường đại học từ ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh. Đại học Cần Thơ có 45.000 sinh viên, ngân sách hoạt động hằng năm có 20% từ hỗ trợ nghiên cứu, trong đó có 30% từ Chính phủ, 30% từ các tỉnh địa phương và 40% còn lại là từ các chương trình hợp tác quốc tế. Như vậy là phụ thuộc vào khả năng và nhân lực của trường đó mới có thể làm thay đổi lĩnh vực nghiên cứu.

Chúng tôi đã làm ba cách để khuyến khích giảng viên nghiên cứu: 1/ Giảm thời gian giảng dạy xuống gần 50%. 2/ Tính thời gian nghiên cứu vào thời gian giảng dạy cho giảng viên để họ muốn nghiên cứu. 3/ Tiết kiệm một ít tiền từ các nguồn ngân sách cho các nhà nghiên cứu trẻ thực hiện ý tưởng của mình”.

PGS.TS HÀ THANH TOÀN (Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ)

* “Vì sao các chương trình nghiên cứu lại không ứng dụng được, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hay của Chính phủ, cũng như yêu cầu phát triển? Chúng ta đều biết chức năng đại học là đào tạo và nghiên cứu. Nhưng ở Việt Nam, trường đại học chỉ có đủ thời gian cho việc giảng dạy, nghiên cứu không phải là ưu tiên của họ.

Lý do rất nhiều: giảng viên không có đủ thời gian, các phòng thí nghiệm, đặc biệt ở các trường kỹ thuật, cũ kỹ, lạc hậu, dành cho dạy học thì tạm được chứ để nghiên cứu thì không. Nó giải thích vì sao sinh viên tốt nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Môi trường nghiên cứu không hấp dẫn, các thủ tục hành chính cản trở, khối sản xuất đặt hàng nghiên cứu đại học không có.

Đất nước chúng ta rất may mắn có khoáng sản, nhưng giá như chúng ta là Hàn Quốc, Nhật Bản, không có tài nguyên, thì chắc chắn sẽ phải nghiên cứu và thúc đẩy được nghiên cứu”.

Ông BÙI VĂN QUYỀN (Vụ trưởng phụ trách cơ quan đại diện Bộ Khoa học – công nghệ tại TP.HCM)

(Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần)
Facebook Youtube Tiktok Zalo