Giáo dục Việt Nam “mở” như thế nào?
19/09/2017
Nếu GD “mở” hướng tới việc dỡ bỏ các rào cản trên con đường đến với GD thì chính việc xây dựng hệ thống GD “mở” cũng đòi hỏi phải vượt qua rất nhiều rào cản.
Xung quanh các thảo luận về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước ta, đã hình thành quan điểm cần chuyển mô hình GD hiện nay sang mô hình GD “mở”…
Đã hình thành quan điểm cần chuyển mô hình GD hiện nay sang mô hình GD “mở”. Ảnh minh họa: Minh Tiến/Baochi.ntc33.net
Có điều, cho đến nay, chúng ta chưa có bất kỳ định nghĩa chính thức nào về GD “mở”. Khái niệm này vẫn được hiểu một cách ít nhiều cảm tính và do đó có những quan niệm khác nhau. Một cách hiểu, theo quan điểm hệ thống mở, thì GD “mở” là hệ thống được thiết kế sao cho tổ chức và hoạt động của nó có khả năng thích ứng với những đổi thay và yêu cầu mới của môi trường kinh tế- xã hội.
Cách hiểu khác cho rằng hệ thống GD truyền thống là hệ thống đóng, tập trung vào người dạy, với những quy định cứng nhắc về trường lớp, chương trình GD, cách dạy, cách học, cách đánh giá. Do đó, hệ thống GD “mở” là hệ thống tập trung vào người học, với những quy định thông thoáng về trường lớp mở, chương trình mở, nội dung mở, cách dạy mở, cách học mở v.v…
Xem tiếp
Theo Phạm Đỗ Nhật Tiến
(Nguồn: Tuanvietnam.net, 23/1/2013)