Gia tăng kết nối cuộc sống thông qua Liệu pháp Nghệ thuật
Dự án Service-Learning “Applied Art Therapy” (Liệu pháp nghệ thuật ứng dụng) tại Làng Trẻ em SOS TP. Hồ Chí Minh
Được phối hợp thực hiện giữa Trung tâm Service-Learning và sự cố vấn chuyên môn của TS. Nguyễn Minh Anh, Học giả Fulbright 2015-2016, Trưởng Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức Tổng quát, dự án Service-Learning Applied Art Therapy (tên viết tắt: SLAAT) là dự án liệu pháp nghệ thuật ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam và cũng là dự án Service-Learning đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng phương pháp này.
16 bạn sinh viên Hoa Sen thông minh, tích cực, và nhiệt huyết đã được thầy Minh Anh huấn luyện các kỹ thuật cơ bản của liệu pháp nghệ thuật và đã sử dụng ba hình thức đặc trưng của liệu pháp nghệ thuật là xé dán, vẽ tranh và tô màu nhằm giúp trẻ em và thanh thiếu niên mồ côi ở Làng trẻ em SOS TP.HCM diễn đạt bản thân, gia tăng kết nối với cuộc sống thông qua tương tác thân thiện và phản hồi tích cực, từ đó trở nên tự tin hơn trong việc hòa nhập xã hội.
“Sau ba tuần tham gia dự án, em cảm nhận mình tìm lại được mục đích của bản thân, kết nối và tìm hiểu đam mê của mình.” “Nếu chỉ gói gọn trong 1-2 từ để nói những gì em học được cho đến thời điểm hiện tại khi hoạt động cùng nhóm dự án, em sẽ nói đó là “bao dung” và “kiên nhẫn.” “Bằng tất cả sự chân thành và cố gắng trong mỗi việc em làm, em tin mình sẽ thành công.” – Ba trong số rất nhiều chia sẻ của 16 bạn sinh viên tham gia dự án Service-Learning Applied Art Therapy tại Làng SOS TP. Hồ Chí Minh |
Từ những ngày đầu tiên của dự án, Trung tâm Service-Learning, thầy Minh Anh cùng với lãnh đạo và chuyên viên giáo dục Làng SOS đã có cảm nhận tích cực về những giá trị thiết thực từ dự án SLAAT mang đến cho trẻ em tại Làng. Điều này vượt trên mong đợi của những người thực hiện dự án.
Nhóm trẻ dưới 10 tuổi xé dán giấy để làm “tô bún bò” mình muốn và xé dán, tô màu làm tiền giấy để mua bún bò được bày bán trong chợ. Những chia sẻ rất ngộ nghĩnh của trẻ: “Màu tím là hành phi đó chị”, “Con thích ăn nhiều ớt” (xé giấy màu đỏ để làm ớt).
Nhóm thực hiện dự án cảm nhận sự thay đổi rõ rệt trong sự kết nối và tương tác của trẻ tại Làng. Từ sự rụt rè, dè dặt trong giao tiếp vào buổi sáng đầu tiên gặp gỡ, trẻ và thiếu niên Làng SOS đã cởi mở hơn vào ngay buổi chiều của ngày đầu tiên ấy, và bây giờ, ở tuần thứ ba của dự án, nhóm sinh viên và toàn bộ trẻ tham gia dự án đã trở thành một tập thể gắn bó chân thành.
Nhóm trẻ thiếu niên ở Lưu xá nam của Làng SOS xé dán giấy để làm món ăn yêu thích và xé dán, tô màu làm tiền giấy để mua các món ăn được bày bán trong chợ.
Các bạn tình nguyện viên thực sự trân trọng và rất ấn tượng với những gì trẻ chia sẻ mỗi khi cùng sáng tạo các sản phẩm tạo hình với trẻ. Đó là tiếng “thương” “em thương các anh chị lắm”. Là lời chúc trên chính bức tranh của các em “Em chúc anh chị khoẻ mạnh”. Là cái ôm, cái vẫy tay, miệng cười mắt tít, cái gật đầu chào vô cùng lễ phép mỗi khi nhìn thấy chúng tôi đang bước vào Làng. Là những ước mơ khi thực hiện hoạt động “Tấm thảm của ước mơ” và rất rất nhiều cảm giác ấm áp yêu thương được lan tỏa trong từng tấm lòng…
“Tấm thảm của ước mơ” gồm các tranh hoa văn do sinh viên vẽ sẵn, nhóm trẻ 5-6 tuổi tại Làng SOS được khuyến khích chọn tranh hoa văn yêu thích, tô màu và được hướng dẫn ghép tranh thành tấm thảm thể hiện ước mơ của bản thân.
Các anh chị quản lý tại Làng SOS chia sẻ sự bất ngờ về những gì chúng tôi đang thực hiện với trẻ: “Đây là lần đầu tiên có một dự án mà trẻ ở Làng tham gia đông đủ, hào hứng như dự án này” (chị Hường, giáo dục viên Làng SOS), “Trẻ rất thích các hoạt động của dự án, về nhà nói cho bạn nghe và thế là các trẻ khác cũng xin tham gia” (chị Châu, giáo dục viên Làng SOS), “Mình rất bất ngờ trước những gì dự án mang đến cho trẻ. Thực sự đây là dự án rất hay, rất ý nghĩa” (anh Dương, Lưu xá thanh niên SOS).
Sản phẩm xé dán tự do của nhóm trẻ thiếu niên ở Lưu xá nam của Làng SOS.
“Khi đã đi cùng nhau được một nửa hành trình, chúng tôi hiểu chính mình sâu hơn, hiểu nhau nhiều hơn, để từ đó trở thành một tập thể gần gũi như gia đình”. Hồng, sinh viên các nhà cái uy tín siyanks , tình nguyện viên Lưu xá thanh niên, chia sẻ: “Trước giờ mình khá khép kín. Khi tham gia dự án mình mới biết mình có khả năng lập kế hoạch và làm việc với con người rất tốt.” Minh, một tình nguyện viên khác, chia sẻ: “Em rèn được sự kiên nhẫn trong hoạt động thường ngày với trẻ”.
Trong buổi họp đánh giá giữa kỳ của dự án, TS. Nguyễn Minh Anh tâm sự: “Chúng tôi biết ơn những cái duyên đã mang chúng tôi đến với nhau, và cảm thấy mỗi Chủ nhật hàng tuần ý nghĩa hơn rất nhiều khi mang khoa học và niềm vui đến cho trẻ. Sự tươi sáng thể hiện trên gương mặt trẻ và thiếu niên Làng SOS tựa như những sắc màu trên những tác phẩm mà trẻ cùng chúng tôi sáng tạo. Hành trình gia tăng kết nối cuộc sống thông qua liệu pháp nghệ thuật của Trung tâm Service-Learning và Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức Tổng quát, các nhà cái uy tín siyanks đã mang đến không chỉ cho trẻ và thiếu niên Làng SOS Gò Vấp, TP.HCM cảm giác tích cực trong cuộc sống mà còn cho chính chúng tôi sự hiểu biết về chính mình.
Sinh viên Hoa Sen và các trẻ lắng nghe ước mơ của bạn khi thực hiện hoạt động “Tấm thảm của ước mơ”.
Cô bé tỏa sáng khi đứng giữa sân khấu “ước mơ”, tự tin thể hiện bài hát kèm nhịp điệu minh họa rất đáng yêu
Các trẻ lần lượt xung phong thể hiện bài hát mình yêu thích trên sân khấu được làm bằng thảm ước mơ
Các bạn sinh viên Hoa Sen và các trẻ thiếu niên ở Lưu xá nam của Làng SOS chụp hình cùng sản phẩm vô cùng sáng tạo với gương mặt rất tự hào và hạnh phúc