Triết học – S?kiện //ntc33.net/event Đại học Hoa Sen Thu, 05 Oct 2023 02:04:58 +0000 vi hourly 1 Triết học – S?kiện //ntc33.net/event/seminar-triet-hoc-hanh-trinh-thanh-tuu-chinh-minh-tu-triet-hoc-den-tam-ly-hoc/ Mon, 05 Apr 2021 03:32:25 +0000 //hoasen.ntc33.net/event/seminar-triet-hoc-hanh-trinh-thanh-tuu-chinh-minh-tu-triet-hoc-den-tam-ly-hoc/

Bộ môn Triết học, trường Đại học Hoa Sen t?chức buổi Seminar Triết học định k?lần th?3 với ch?đ?“Hành trình thành tựu chính mình: T?Triết học đến Tâm lý học” vào lúc 17h00 ngày 16/04/2021 tại tr?s?Nguyễn Văn Tráng. 

SƠ LƯỢC VỀ DIỄN GI?/strong>

Lê Nguyên Phương tốt nghiệp chương trình Tiến S?Lãnh Đạo Giáo Dục chuyên ngành Tâm Lý Giáo Dục tại Đại Học Nam California (University of Southern California ?USC). Ông hoạt động trong lãnh vực Tâm Lý Học Đường cho Học khu Long Beach miền Nam California gần 20 năm và là giảng viên thỉnh giảng bán thời gian tại Đại Học Tiểu Bang California tại Long Beach (California State University ?Long Beach) và Đại Học Chapman t?năm 2007 đến năm 2016 trong chương trình cao học Tâm lý và Tham vấn Học đường. 

Năm 2011, ông là người đầu tiên nhận Giải Thưởng “Người Thực Hành Tâm Lý Học Đường Quốc T?Kiệt Xuất?(Outstanding International School Psychology Practice) của t?chức Tâm Lý Học Đường Quốc T?(International School Psychology Association ?ISPA). T?năm 2014 đến 2019 ông là chuyên gia Fulbright của B?Ngoại Giao Hoa K?với đ?án tại Đại Học Sư Phạm Hu?năm 2014. 

Năm 2018, b?sách “Dạy Con Trong Hoang Mang?của ông xuất bản tại Việt Nam đã được trao tặng Giải Sách Hay mục giáo dục. Với gần 15 năm vận động xây dựng ngành Tâm lý học đường tại Việt Nam, ông cùng các bạn Hoa K?thuộc t?chức Liên Hiệp Phát Triển Tâm Lý Học Đường Th?Giới (Consortium to Advance School Psychology ?International) đã đóng góp vào việc phát triển ngành này tại Việt Nam với 6 chương trình hội thảo quốc t?và việc soạn thảo chương trình đào tạo ngành này tại Đại Học Sư Phạm và Đại Học Giáo Dục Hà Nội. 

SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG SEMINAR

Hành trình thành tựu chính mình (self-becoming) là một khái niệm và ch?đ?quan trọng không ch?của Triết học Hiện sinh t?Soren Kierkegaard đến Frederic Nietzsche mà còn của Tâm lý học, chẳng hạn Carl Jung hay Carl Rogers.  

Được xem như người khởi đầu của nền triết học hiện sinh hữu thần, Soren Kierkegaard cho rằng hành trình chuyển hóa của mỗi con người phải đi qua 03 giai đoạn, hiếu m? đạo đức, và tâm linh. Mỗi giai đoạn này đại diện một quan điểm khác nhau v?đời sống đ?rồi ?giai đoạn cuối cùng, con người thành tựu là con người th?nhập với Thiên Chúa hay s?th?hiện Thiên Chúa tính trong đời sống của mình. Mỗi giai đoạn phát triển cao hơn đều hàm chứa giai đoạn trước nó đ?rồi với giai đoạn cao nhất, con người biết yêu thương nhân loại với tất c?tính cách linh thánh và trần tục của con người vượt qua mọi k?vọng lý trí của k?phán xét. 

Nếu con người tựu thành của Kierkegaard cần phải nối lại quan h?với Thiên Chúa thì Nietzsche khởi đầu tiến trình tựu thành con người vượt lên trên chính mình với s?một khẳng quyết, Thiên Chúa đã chết. S?tựu thành của con người theo Nietzsche được biểu tượng bằng khái niệm con người thượng đẳng (ubermensche), một tiểu thượng đ?t?tạo những giá tr?cho riêng mình. Con người vượt lên người lại khởi đầu với con người xã hội, k?tuân phục những giá tr?của xã hội và văn hóa. Thường b?c?ý hiểu lầm bởi ch?đ?Đức Quốc Xã và các nhóm cực hữu như biểu tượng của dân tộc thượng đẳng thống tr?các dân tộc khác, con người tựu thành của Nietzsche thật ra là đứa tr?thơ hồn nhiên hân hưởng trọn vẹn cuộc sống trong tinh thần chấp nhận trọn vẹn th?giới và tha nhân như được mô t?trong tác phẩm “Zarathustra đã nói như thế?của ông.

V?phía Tâm lý học, mục đích tối hậu của một con người theo Carl Rogers là việc t?hiện thực hóa (self-actualization) thông qua tiến trình nhận diện và biểu l?mọi năng lực và sáng tạo nội tại của chính mình. Kết qu?là s?thống nhất của cái ngã lý tưởng và cái ngã hiện thực. Trong khi cái ngã lý tưởng là sản phẩm của s?mong cầu v?cái ta phải/cần tr?thành thì cái ngã hiện thực hay chân thực là sản phẩm c?th?và tổng th?của các yếu t?sinh học, giáo dục, xã hội, và văn hóa. S?chấp nhận chúng ta như chúng ta đang là, c?hai mặt tích và tiêu cực, là hành trình đi đến việc tựu thành một bản th?nhất quán và trưởng thành. Điều thú v?của Rogers là nhận định của ông ta v?diễn trình hiện thực hóa này. Rogers cho rằng đời sống phong phú, sinh động, và giá tr?nhất khi chúng ta chấp nhận mọi trải nghiệm được biểu hiện trong diễn trình tuôn chảy bất định và bất trắc v?một mục tiêu mà chính chúng ta cũng không th?ý thức minh bạch. 

Carl Jung cũng đ?xuất một diễn trình thành tựu của một cá nhân mà ông ta gọi là cá nhân hóa hay tựu thành t?ngã (individuation), s?thống nhất của các thái cực và sức mạnh năng động hướng dẫn mỗi cá th?trong suốt cuộc đời. Đây là tiến trình t?hiện thực chính mình, khám phá ý nghĩa và mục đích sống đ?tr?thành chính mình với ý nghĩa trọn vẹn nhất. Các thái cực thống nhất là tâm thân, sông chết, ý thức và vô thức, cá nhân và tập th? linh thánh và phàm phu. Khác với các triết gia và nhà tâm lý khác, Jung cho rằng tiến trình này ch?xảy ra trong nửa đời còn lại khi con người chấp nhận cái chết, tìm ý nghĩa của s?sinh tồn và hiện hữu của mình ?trần gian trong khi nửa đời trước chúng ta còn mãi quan tâm đến việc bành trướng bản ngã và tiếp nhận những l?thói của xã hội.   

Trong bài nói chuyện này, diễn gi?đồng thời cũng đ?ngh?tiến trình Lục T?(SixSelf) như một mô hình cho diễn trình thành tựu bản th?với bước đầu là T?Thức và đích cuối cùng là T?Do: t?do với vật, t?do với người, và t?do với chính mình. 

]]>
Triết học – S?kiện //ntc33.net/event/seminar-triet-hoc-ton-tai-hay-la-song/ Thu, 04 Mar 2021 06:31:05 +0000 //hoasen.ntc33.net/event/seminar-triet-hoc-ton-tai-hay-la-song/
B?môn Triết học trường Đại học Hoa Sen t?chức buổi Seminar Triết học định k?lần th?2 với ch?đ?“Tồn tại hay là sống?
– Diễn gi? Hoàng Phú Phương – Tổng biên tập Công ty sách VanLangBooks
– Thời gian: 16g00 – 18g00, th?tư – ngày 10/03/2021
– Địa điểm: Phòng 507, trường Đại học Hoa Sen, s?08 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, Quận 1

 

SƠ LƯỢC VỀ DIỄN GI?/strong>

Hoàng Phú Phương tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học năm 2012 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Quan tâm chính của ông v?triết học gồm siêu hình học, nhận thức luận, triết học Đức và lịch s?triết học qua các trường phái tư tưởng lớn. Là người chuyên môn v?Triết học, ông hướng tới việc truyền tải tư tưởng triết học th?giới qua việc dịch các tác phẩm triết học kinh điển cũng như những sách v?các trường phái, triết gia c?th? 

Các dịch phẩm tiêu biểu của ông gồm Những mục tiêu của Giáo dục (dịch chung), T?điển triết học Kant, T?điển triết học Hegel (dịch chung), b?Tư duy Critical Thinking (6 tập), Khổng t?Tinh hoa, và sắp được xuất bản gần đây nhất là Thân phận Làm người của Hanna Arendt, Một nghiên cứu v?giác tính con người của David Hume, Đ?hiểu Triết học Đức, Đ?hiểu thuyết Duy lý, Đ?hiểu thuyết Duy nghiệm, Đ?hiểu Hiện tượng học, Đ?hiểu Thông diễn học và Đ?hiểu thuyết Hậu hiện đại..

Hiện ông đang là Tổng biên tập của công ty sách Vanlangbooks vừa mới biên tập và cho xuất bản b?sách 9 quyển v?những nhà tư tưởng lớn trong 60 phút gồm Hegel, Kant, Smith, Sartre, Freud, Heidegger, Rousseau, Habermas, Nietzsche.

SƠ LƯỢC NỘI DUNG SEMINAR

Ý nghĩa cuộc đời dưới góc nhìn triết học hiện sinh

“Vấn đ?nghiêm trọng thực s?duy nhất của triết học là? đánh giá xem cuộc đời này có đáng hay không đáng sống??br /> ?Albert Camus

Chúng ta tồn tại như “c?cây? sống đời sinh học như “muông thú? Song, là con người, ta luôn cảm thấy s?sống của mình còn nhiều hơn th? ch?không ch?tồn tại như cái bàn kia, cái cây n? Là con người, ta tận hưởng cuộc sống này đầy thích thú, ch?khi gặp trắc tr? rơi vào tuyệt vọng, chán chường hay khi đã no đ?mọi s? ta mới dừng lại đ?hỏi: cuộc đời này có nghĩa gì không? Nếu có, nó là gì, ta phải tìm nó ?đâu? Còn nếu không, ta phải sống sao cho trọn kiếp người?

Tôn giáo tr?lời rằng có, và ta tìm được ý nghĩa nơi Thượng đ?đầy tình yêu thương.

Nhà tâm linh-huyền học tr?lời rằng có và nó nằm trong mối quan h?giữa linh hồn bất t?của ta với cõi tâm linh.

Nhà văn (Tolstoy) tr?lời rằng có, và nó nằm nơi một loại nhận thức phi lý tính mà ta gọi là “tin?

Nhà khoa học duy nhiên nói không có lĩnh vực tâm linh nào c? mà ta phải tìm ý nghĩa cuộc đời ngay trong cuộc sống trần gian này với những ý nghĩa ch?quan mà ta cho là có giá tr?

Các triết gia tr?lời vừa có vừa không. Schopenhauer nói rằng ý nghĩa cuộc đời chính là việc hãy ph?nhận ý nghĩa cuộc đời; Kierkegaard xem việc vâng phục ý chúa mới là ý nghĩa cuộc đời; Còn với Nietzsche, ý nghĩa cuộc đời nằm ngay trong ý chí-vươn tới-quyền lực.

Có l? đặc sắc hơn là quan niệm của triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre với câu tr?lời “Không?một cách tích cực rằng chính ta mới là người tạo ra ý nghĩa cuộc đời cho ta bằng s?t?do và trách nhiệm của mình.

Ta hãy cùng theo chân các triết gia và các trường phái tư tưởng triết học lần theo công cuộc truy tầm đầy ý nghĩa này.

]]>
Triết học – S?kiện //ntc33.net/event/man-dam-thu-sau-friday-chat-01-triet-hoc-la-gi/ Mon, 28 Dec 2020 06:47:54 +0000 //hoasen.ntc33.net/event/man-dam-thu-sau-friday-chat-01-triet-hoc-la-gi/

Ch?đ?“Triết học là gì?”  m?đầu cho chuỗi Seminar Triết học, chương trình học thuật định k?của B?Môn Triết học, đồng thời cũng m?đầu cho hoạt động Mạn Đàm Th?Sáu – Friday Chat, một sinh hoạt tri thức và văn hóa dài hạn do Ban Tu Thư ch?trì, s?diễn ra vào th?sáu hàng tuần tại Đại học Hoa Sen.

Seminar “Triết học là gì?” được t?chức với s?hợp tác giữa Đại học Hoa Sen và Công ty Sách Thời Đại, nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt b?Lịch S?Triết học của Johannes Hirschberger (Công ty sách Thời Đại & NXB Tri Thức, 2020).


 

Tóm tắt ch?đ?:
Người Hy Lạp định nghĩa triết học là “tình yêu đối với s?thông thái”. V?sau Deleuze lại định nghĩa “triết học là ngh?thuật hình thành, sáng tạo, ch?tác các khái niệm”.

Đối với Aristote, triết học có nhiệm v?truy tìm căn nguyên của s?vật hiện tượng trên đời này. Nhưng Hobbes lại nhìn thấy nhiệm v?của triết học trong việc hướng đạo cho các mục tiêu hành động.

Vậy rốt cuộc triết học là gì ? Chính Deleuze cũng nhận xét rằng “Triết học có tính nghịch lý t?trong bản chất của nó”. Th?nên, đ?hiểu triết học là gì nhất thiết phải biết v?lịch s?triết học. 

Diễn gi? Bùi Văn Nam Sơn và Nguyễn Th?T?Huy
Với s?hiện diện của các dịch gi?của b?sách Lịch S?Triết học: Dương Anh Xuân, Sư cô Thánh Pháp, Đoàn Kim Cúc, Đặng Th?Hồng Nhung, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Th?Minh, Vũ Hoàng Lan Phương. 

Sinh viên tham d?vui lòng đăng ký tham gia tại đây: 

 

]]>