Open Talk: Liệu pháp hành vi biện chứng & việc ngăn ngừa tự sát
Không chỉ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về ngành tâm lý học của sinh viên-học sinh, Ngành tâm lý ĐH Hoa Sen cũng luôn mong muốn xây dựng những kết nối học thuật cho cộng đồng người làm nghề Tâm lý, tạo dựng các hoạt động hướng đến phát triển sức khỏe tinh thần cho cộng đồng.
Chính vì vậy, tiếp tục chuỗi hội thảo Opentalk kì này bằng một chủ đề ấn tượng: “Dialectical Behavior Therapy (DBT) & Suicide Prevention” tức ‘LIỆU PHÁP HÀNH VI BIỆN CHỨNG VÀ VIỆC NGĂN NGỪA TỰ SÁT”.
Chương trình có sự tham gia của các Khách mời siêu đặc biệt:
- Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Pamela J. Buck, hiện đang là Trauma Program Manager tại Portland DBT Institute.
- Tiến sĩ tâm lý xã hội Jennifer Guadagno, hiện là Compassion UX Research Lead & Manager tại Chương trình phòng chống tự sát của Facebook
Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của các chuyên viên- giảng viên của Bộ môn tâm lý ứng dụng ĐH Hoa Sen
* Ngôn ngữ buổi Opentalk: Tiếng Anh – * Chương trình miễn phí tham dự
Đôi nét về khách mời
1. TIẾN SĨ PAMELA J. BUCK (Tiến sĩ tâm lí lâm sàng, Quản lý Chương trình phục hồi sau sang chấn tại Viện liệu pháp biện chứng hành vi tại Portland, Mỹ)
Pamela Buck là người dày dặn kinh nghiệm trong việc áp dụng liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) đối với cá nhân có hành vi tự sát, tự hại, rối loạn lo âu hay rối loạn nhân cách ranh giới. Không chỉ là chuyên gia tâm lí lâm sàng, cô còn phát triển luận án về chương trình huấn luyện cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng để giúp đỡ các cá nhân trầm cảm ở Thái Lan, Burma, Nepal và Bhutan.
Những con số thú vị về vị khách mời này:
– Tiến sĩ Pamela Buck có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng (Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Anh) và 6 ngôn ngữ khác ở các trình độ khác nhau.
– Cô đã đi qua 26 quốc gia trên thế giới để thực hiện các dự án cộng đồng, nghiên cứu và can thiệp tâm lí
Với niêm đam mê văn hóa, ngoại ngữ cũng như hăng say nghiên cứu tâm lí, Tiến sĩ Buck hứa hẹn sẽ mang đến cho mọi người nhiều khía cạnh mới mẻ mà cô đã trải nghiệm trong quá trình nghiên cứu cũng như mong muốn được lắng nghe nhiều hơn những chia sẻ từ chính các bạn tham gia.