các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks
các nhà cái uy tín siyanks

Sinh viên khoa Du lịch – Thích nghi vượt thử thách

Các bạn sinh viên thân mến!

100 ngày đã qua kể từ khi virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) lần đầu xuất hiện, số ca nhiễm mới và tử vong vẫn được cập nhật tăng mỗi ngày. Dịch bệnh nguy hiểm cho cả thế giới và cũng không loại trừ Việt Nam ngay cả khi chúng ta vẫn đang trong vùng giãn cách xã hội kể từ chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ.

Rõ ràng dịch bệnh tác động sâu sắc đến nền kinh tế, khi các chính phủ thực hiện lệnh hạn chế đi lại, cách ngành dịch vụ, bán lẻ có sự giảm sút đáng kể, người dân tập trung vào các nhu cầu thiết yếu thay vì mở rộng các mong muốn của mình. Các ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu bị đe doạ cho lệnh cấm tập trung đông người và hạn chế giao thương với các nước. Trực tiếp và nặng nề nhất là các ngành dịch vụ liên quan đến hàng không và du lịch. Thống kê của UNCTAD, trong năm 2020, kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại hơn 1000 tỷ USD, mức tăng trưởng dưới 2.5% – tỷ lệ của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Sự thay đổi của thế giới và của cá nhân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phản ứng của họ trước khủng hoảng đang diễn ra, các kịch bản đã được nghiên cứu, trong đó dự báo các tính huống xấu nhất là dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2020, hay tình huống tốt nhất là hết tháng 6 /2020 mọi việc sẽ trở lại bình thường. Chuyên gia Hoàng Anh Tuấn (Phó tổng thư ký Asean) nhận định kịch bản có thể xảy ra nhất là trong năm 2020, bệnh dịch cơ bản được khống chế, nhưng vẫn lây nhiễm ở cấp độ thấp ở nhiều quốc qua. Thời gian kéo dài có thể từ 1 đến 3 năm cho đến khi con người tạo ra thuốc đặc trị hiệu quả cho các bệnh nhân bị lây nhiễm. Theo kịch bản này, chúng ta vừa phòng chống vừa lo khôi phục kinh tế. Các hoạt động giao lưu, thông thương giữa các quốc gia sẽ duy trì ở mức đảm bảo an toàn. Như vậy dịch bệnh có thể sẽ kéo dài rất lâu, chung sống với nó là điều không thể tránh khỏi. Và thầy cho rằng chỉ có thực hành một kĩ năng cơ bản tốt nhất, sẽ có thể giúp chúng ta trở lại và phát triển. Kỹ năng đó là sự thích nghi.

Các quốc gia cần điều chỉnh nền kinh tế phù hợp, sự phân bổ quyền lực và tài nguyên sẽ cần được hợp lý hơn. Các ngành y tế, chăm sóc sức khoẻ, hay công nghệ cần được chú trọng, phương thức giao tiếp online được áp dụng nhiều hơn. Các ngành kinh tế cần thúc đẩy chuyển đổi số thật nhanh, thay đổi cách marketing, thay đổi phương thức giao nhận, thanh toán và chăm sóc khách hàng. Và quan trọng hơn, ở lĩnh vực mà chúng ta đang hoạt động, giáo dục, du lịch, cũng cần thay đổi và thích nghi một cách nhanh chóng.

Ngành du lịch Việt Nam được dự báo sẽ thiệt hại từ 5-7 tỷ USD, chủ yếu cho thiếu hụt khách dẫn đến thiếu hụt doanh thu. Nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để vượt qua cơn khủng hoảng khi vẫn duy trì các khoản chi trả cho mặt bằng và nguồn nhân lực nếu không có nguồn quỹ dự phònghoặc có biện pháp chuyển đổi thích nghi. Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận một cách lạc quan hơn, lịch sử cho thấy sau dịch viêm đường hô hấp cấp 2003, du lịch đã phát triển mạnh mẽ (Bảng 1), (nhận định của giảng viên Lê Hoàng Phương Linh– cựu Trưởng phòng Hướng dẫn quốc tếCông ty DVLH Saigontourist

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng khách quốc tế đến Việt Nam

2,330,800

2,628,200

2,429,600

2,927,876

3,467,757

Tỷ lệ tăng trưởng

 

13%

-8%

21%

18%

Bảng 1: Thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2001-2006. Nguồn: TCDL

Bên cạnh đó, Chính phủ luôn xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và sẽ có những chính sách kích cầu phù hợp, mới nhất có thể kể đến văn bản 1156 trình thủ tướng ngày 19-3 của bộ VHTTDL, có đề xuất các gói tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoàn, huỷ tour, chính sách phát hành phiếu mua tour dài hạn từ 12-18 tháng dành cho các khách hàng đã đặt tour nhưng không thực hiện được chuyến đi, hay các chính sách miễn phí cấp mới, thay đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên quốc tế, nội địa trong năm 2020,… đều cho thấy sự quan tâm sâu sát dành cho ngành du lịch.

Các dự báo giảng viên Nguyễn Hoàng Thy (cựu Trợ lý Giám đốc công ty Indochina Tourist & Trade) cũng cho thấy như sau:

  1. Du lịch hè 2020: thị trường du lịch outbound và nội địa sẽ không phát triển vì là thời điểm ngay sau dịch bệnh, nguồn quỹ dự phòng của các gia đình cũng vơi đido các chính sách về giảm lương, giảm nhân sự của các công ty. Nhu cầu nhân lực tại thời điểm nàytương đối hạn chế, tuyển dụng chủ yếu các nhân sự đã thành thạo kĩ năng, chuyên môn, có thể làm việc đa năng đa nhiệm. Các ngành sẽ cần nhân lực ngay lập tức là ngành hàng không, ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
  2. Du lịch đông 2020: du lịch nội địa có thể khôi phục lại vào dịp tết, inbound và outbound sẽ tập trung vào các thị trường gần, do kinh tế mới nhen nhóm trở lại, nhu cầu chưa cao và còn vì tâm lý rủi ro dịch bệnh. Nhu cầu nhân lực các ngành khách sạn và lữ hành, dịch vụ vui chơi giải trí, sự kiện sẽ khởi động trở lại.
  3. Du lịch hè 2021: kì vọng một sự trở lại bùng nổ hơn của du lịch outbound nội địa. Nhu cầu nhân lực du lịch tăng cao ở tất cả lĩnh vực.
  4. Du lịch đông 2021: toàn ngành sẽ hồi phục, nhưng có sự giảm cấp trong chi tiêu của đa số du khách. Nhóm khách thông thường chọn dịch vụ 5 sao sẽ lựa chọn 4 sao, nhóm khách chọn 4 sao sẽ lựa chọn 3 sao, nhóm khách 3 sao không giảm xuống 2 sao vì yếu tố chất lượng, tuy nhiên cũng sẽ yêu cầu giá cạnh tranh hơn. Có sự bùng nổ về nhu cầu nhân lực trong ngành du lịch.

Các em thân, giai đoạn vừa qua thầy nhận được khá nhiều câu hỏi, cả từ phụ huynh, các bạn sinh viên đang học và các các bạn học sinh có ý định theo đuổi đam mê du lịch. Các câu hỏi xoay quanh những nghi vấn, những e ngại về một tương lai khó khăn khi phát triển công việc trong ngành du lịch, thầy hi vọng các thông tin, các dự báo phía trên giải đáp được phần nào các nghi vấn, làm an lòng được phần nào sự lo lắng của tất cả mọi người. Qua đó, thầy cũng muốn gởi gắm đến các bạn sinh viên, học sinh, đã, đang và sẽ lựa chọn học ngành Du Lịch tại Hoa Sen, rằng các bạn hãy thể hiện khả năng thích nghi của mình trong giai đoạn khủng hoảng, thích nghi không chỉ để tồn tại mà còn là để đi lên. Hãy thể hiện mình đúng như cách mà các thầy cô tại Khoa Du Lịch hay giới thiệu về học trò của mình, rằng sinh viên du lịch rất nhanh chóng hoà mình vào một môi trường mới, các bạn có khả năng tự học hỏi, tự xử lý công việc mà không cần có sự chỉ dẫn liên tục từ cấp quản lý của mình.

Các bạn sinh viên đang học ngành du lịch thân, chúng ta còn đó một mục tiêu chung, đưa ngành du lịch trở lại quỹ đạo và phát triển hơn nữa, chúng ta cũng còn đó mục tiêu riêng của từng người, làm việc trong ngành du lịch, sống với đam mê, làm việc cũng như là yêu thíchcông việc của mình. Bởi thế thầymong các bạn, trong thời gian giãn cách xã hội, hãy tận dụng các tài nguyên hiện có về thời gian và sức khoẻ, nghiên cứu thật kĩ sự chuyển động của ngành, các dự báo sau dịch bệnh, để trước tiên hãy học tập, rèn luyện nhuần nhuyễn những kiến thức, kĩ năng phù hợp cho sự thay đổi công việc sắp tới, sau đó là góp phần thay đổi, sáng tạo cho ngành bằng cách phát triển các hình thức trải nghiệm mới trong du lịch, phát triển các phương thức giao tiếp, tương tác, chăm sóc khách hàng, áp dụng công nghệ vào trong du lịch.

Bên cạnh đó, chúng ta đã trải qua hơn 21 ngày học tập với online learning, (nghiên cứu cho thấy hành động lặp lại trong 21 ngày sẽ thành thói quen), hãy biến online learning thành một phần tất yếu trong giáo dục du lịch, để cả thầy cô cùng các bạn có được những trải nghiệm đáng giá trong khoản thời gian này và cả trong tương lai nữa khi online learning sẽ trở nên cực kì quan trọng trong giáo dục. Không xa các bạn, thầy cô giảng viên ở Khoa Du Lịch vẫn đang từng ngày thay đổi để thích nghi một cách tốt nhất với giáo dục online, cũng vì mục đích mang lại sẽ trải nghiệm học tập liên tục và hứng thu cho các bạn.

Với các bạn học sinh có sự quan tâm đặc biệt tới du lịch, cũng đừng ngại ngần lựa chọn, bởi vì du lịch là nhu cầu tất yếu của con người hiện đại, nên khi trở lại, ngành sẽ có sức bật mạnh mẽ hơn, bùng nổ hơn, các vị trí công việc sẽ có thể thay đổi, một nhân sự trong ngành du lịch đôi khi đòi hỏi phải đa năng hơn, kiến thức du lịch kết hợp marketing, kết hợp ngôn ngữ văn hoá Anh – Mỹ, hay kiến thức khách sạn – nhà hàng kết hợp với Digital Marketing, Sharing Economy, hay sự kết hợp giữa công nghệ và du lịch sinh thái, hay thông tin và thực phẩm. Ở HSU, chúng ta có hết những sự kết hợp này, đặc biệt nhất, chúng tacó sự thích nghi phù hợp với mọi hoàn cảnh khó khăn gặp phải. Một sinh viên Du Lịch luôn tìm ra hướng đi tốt nhất vượt qua khủng hoảng. Chúng ta vẫn đang đầy ắp các hoạt động trong mùa này. Khoa Du Lịch luôn đồng hành cùng sinh viên và chào đón tất cả các bạn học sinh cùng trải nghiệm môi trường năng động và mạnh mẽ.

 

Thân mến, 

Thạc sĩ Lê Minh Phương

Phó Trưởng Khoa Du Lịch

Trường Đại Học Hoa Sen

Facebook Youtube Tiktok Zalo