Trường có quyền bổ nhiệm giáo sư, chấm dứt việc giáo sư nhưng không giảng dạy
(GDVN) – Đó là nhận định của đại biểu Hoàng Văn Cường về một điểm thay đổi rất mới trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Tuần này, theo dự kiến sáng ngày 30/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân xung quanh các điểm mới của dự thảo luật.
+ Theo ông, đâu là điểm đổi mới nổi bật trong dự thảo luật này?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) lần này, tinh thần lớn nhất là thay đổi phương thức quản lý các trường đại học, tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.
Các trường đại học trước đây phụ thuộc vào các bộ chủ quản, quản lý trực tiếp, can thiệp trực tiếp vào các công vệc thì giờ chuyển sang một phương thức quản lý mới.
Bộ chủ quản đóng vai trò kiểm tra, giám sát, còn việc tự quyết các vấn đề nhân sự, tài chính…phải do các trường tự làm.
Tuy nhiên, việc mở rộng tự chủ của trường phải đi kèm với cơ chế tự giám sát, giải trình của bản thân các trường. Đó chính là phát huy vai trò của Hội đồng trường.
Hội đồng trường phải có vai trò thay mặt cơ quan chủ quản trong việc giám sát, quyết định các hoạt động chính của các trường đại học.
+ Trong việc mở rộng tính tự chủ của Hội đồng trường, dư luận rất quan tâm đến việc dự thảo cho phép các trường quyết định nhân sự hiệu trưởng. Điều này có ảnh hưởng ra sao, thưa ông?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Đúng là trong các quyền tự quyết của hội đồng trường thì hội đồng trường được quyết định trong việc chọn ai giữ vai trò hiệu trưởng nhà trường.
Hội đồng trường sẽ quyết định việc đó thay cho Bộ chủ quản trước đây. Tôi cho rằng, việc này rất tốt.
Như vậy, nhân sự của trường phải được trường tự quyết định chứ không phụ thuộc vào quản lý cấp trên.
Hội đồng trường là người giám sát hoạt động của hiệu trưởng và ban giám hiệu thì hội đồng trường phải có quyền quyết định nếu nhân sự chủ chốt làm tốt thì tiếp tục duy trì. Nếu làm không tốt, Hội đồng trường có quyền phế truất.
+ Nếu quy định như dự thảo thì trường hợp đáng tiếc như Giáo sư Trương Nguyện Thành của các nhà cái uy tín siyanks vừa qua sẽ không còn xảy ra, thưa ông?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Theo tôi, hai việc này hoàn toàn khác nhau. Mặc dù giao cho Chủ tịch hội đồng trường quyết định nhân sự hiệu trưởng của trường. Nhưng quyết định lựa chọn vẫn phải dựa trên tiêu chí của luật.
Nếu như luật vẫn quy định, tiêu chuẩn của hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm công tác, phải tuổi bao nhiêu thì hội đồng trường cũng không thể chọn ra ngoài tiêu chí đó được.
Vấn đề là khi chúng ta đưa ra các quy định tiêu chí như vậy, trong quá trình thực tế xuất hiện các trường hợp cá biệt thì chúng ta phải xử lý các trường hợp cá biệt đó một cách linh hoạt.
+ Được biết, dự thảo Luật Giáo dục đại học sẽ giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học trong việc bổ nhiệm, suy tôn chức danh giảng viên. Ông đánh giá gì về điểm mới này trong dự thảo?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Đây cũng là điểm đổi mới rất căn bản nữa của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) lần này. Như vậy, việc suy tôn giáo sư là do các cơ sở giáo dục đại học quyết định.
Chúng ta đều nhìn thấy trong Luật quy định rất rõ, giáo sư là một chức danh nghề nghiệp chứ không phải chức danh chung cho tất cả các hoạt động khác.
Tôi xin nhấn mạnh, đây là chức danh nghề nghiệp của nghề giáo.
Như vậy, chỉ người nào giảng dạy ở các cơ sở đào tạo mới nằm trong chức danh này. Nó khắc phục được yếu tố thứ nhất là chúng ta phong giáo sư tràn lan như vừa qua.
Thứ hai là khi coi giáo sư là chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo thì nó phải gắn với một trường nào đó. Cơ sở nào cần người làm việc ở vị trí giáo sư, phó giáo sư, nhà trường sẽ tìm người đảm nhận được đúng chức danh này để phong chọn.
Rõ ràng như vậy, Nhà nước sẽ đưa ra các tiêu chuẩn vị trí còn phong ai, các trường sẽ tự lựa chọn quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí Nhà nước đã đặt ra. Nó cũng phù hợp với thông lệ của các trường đại học trên thế giới.
+ Dự thảo cũng đề cập rất nhiều đến tự chủ của các trường công lập. Theo ông, cái được lớn nhất với các trường công lập khi mở rộng quyền tự chủ là gì?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Chúng ta thấy rằng, các trường công lập sẽ được tự chủ cả 3 điểm: tự chủ về tổ chức đào tạo, tự chủ tổ chức bộ máy nhân sự, tự chủ về ngân sách.
Cái được lớn nhất là các trường được cởi bỏ những ràng buộc mà trước đây cứ phải đến xin cơ quan quản lý được làm hay không được làm.
Giờ đây, các trường được tự quyết hoạt động của mình miễn là nằm trong khuôn khổ quy định pháp luật.
Như vậy, các trường sẽ chọn được những gì phù hợp nhất từ tổ chức con người ra sao, sử dụng kinh phí hoạt động như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời, các trường cũng đưa ra các lựa chọn cho xã hội để xã hội sẵn sàng đóng góp trả chi phí đào tạo với những sản phẩm mà nhà trường đào tạo ra.
Ở đây, việc mở rộng tự chủ không chỉ mang lại lợi ích cho các trường công lập mà nó mở ra nhiều cơ hội lựa chọn tốt hơn cho cả người học.
+ Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Đỗ Thơm
Nguồn bài báo: truy cập