các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks – HSU
VI EN
các nhà cái uy tín siyanks

Đào tạo trực tuyến: Thách thức mới cho giáo dục Mỹ

Nhu cầu học đại học ngày càng cao trong khi nhu cầu này không thể đáp ứng được qua việc xây thêm nhiều trường đại học. Những chương trình giảng dạy trực tuyến như edX liệu sẽ mang lại lợi ích và thách thức gì với nền giáo dục thế giới?

Dự án thay đổi giáo dục đại học thế giới?

Mùa thu này, hơn một triệu sinh viên sẽ tham dự vào một cuộc thử nghiệm có thể làm thay đổi nền giáo dục đại học thế giới khi tham gia vào dự án đào tạo trực tuyến do ĐH Harvar và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tổ chức.

Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố hợp tác xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến với trị giá đầu tư 60 triệu USD có tên edX nhằm cung cấp các khóa học trực tuyến cho sinh viên trên khắp thế giới hơn với một tham vọng hết sức khiêm tốn “cách mạng giáo dục toàn cầu”. Dự án “edX” sẽ mở ra các khóa học tương tác trực tuyến, giúp bất kỳ ai, dù ở bất kỳ đâu trên khắp thế giới đều có thể tham gia học mà không cần yêu cầu nhập học và đặc biệt là không mất học phí tại thời điểm này.

Chủ tịch đầu tiên của edX là Anant Agarwal, GĐ Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính của MIT và là một trong những người khởi xướng mô hình học trực tuyến MITx. Mô hình MITx tại MIT đã thử nghiệm một khóa học điện tử sử dụng phòng thí nghiệm ảo tương tác, với sách điện tử, thảo luận trực tuyến và bài giảng video. Khóa học trực tuyến đầu tiên của MITx đầu năm nay đã thu hút được nhiều sinh viên hơn cả tổng số lượng sinh viên vừa tốt nghiệp MIT năm trước. Con số đó xấp xỉ tổng số sinh viên học tại MIT từ thế kỷ 19.

GS. Agarwal ước tính các khóa học của edX được công bố vào kỳ học mùa thu này sẽ thu hút ít nhất 500.000 sinh viên và có thể còn hơn thế. Dự kiến, khóa học sẽ diễn ra 10 giờ/ tuần và kết quả học được đánh giá hoàn toàn tự động.

Những chương trình giảng dạy trực tuyến như edX sẽ mang lại nhiều lợi ích và cả thách thức với thị trường giáo dục đại học thế giới.

Thách thức danh tiếng

Internet tạo ra khả năng vô song trong việc mở rộng cơ hội học tập, nhưng nó mở đưa ra nhiều thách thức với mô hình học tập truyền thống tại các trường đại học.

Mang đến cơ hội học tập trực tuyến cho người học cũng tạo ra một thách thức thực tế rất lớn và edX chính là phòng thí nghiệm để đánh giá mô hình đào tạo trực tuyến có thể phát triển theo hướng nào.

Michaedl Smith, Trưởng khoa Nghệ thuật và Khoa học ĐH Harvard mô tả đó là “cơ hội nghiên cứu vô cùng quan trọng”. “Nhờ edX, chúng tôi sẽ thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ, để xem các sinh viên tương tác với các khóa trực tuyến học và các công cụ học tập cũng như phương tiện đánh giá kết quả trực tuyến ra sao”.

“Con người tương tác và nhận thông tin theo những cách thức mới so với vài năm trước. Các trường ĐH như Harvard cần một không gian trong đó”. Dự án edX mang lại lợi ích cho cả hai trường và việc thu lại vốn sẽ không còn là yêu cầu bức thiết.

Tuy nhiên, GS. Daphne Koller, đồng sáng lập Coursera cho rằng, việc mở rộng các khóa học trực tuyến sẽ làm dấy lên câu hỏi về việc các trường đại học thật sẽ mang lại điều gì khác biệt với mức học phí cao đến vậy (xấp xỉ 50.000 USD/năm)? Bởi vì nếu nội dung các khóa học tại các trường đại học luôn có sẵn trên mạng, thì sinh viên của các trường đó phải trả tiền cho cái gì? Tương tác với giáo sư, giảng viên? Hay được học cùng bạn bè? Hay có gì khác biệt đưa vào CV?

“Điều này buộc các trường đại học nghĩ lại về giá trị của họ đối với sinh viên”, GS Koller thuộc khoa Khoa học máy tính, ĐH Stanford nhấn mạnh.

Tại Mỹ, rất nhiều sinh viên đã tham gia các khóa học trực tuyến có thu phí – mô hình đào tạo nhằm vào những sinh viên không có đủ khả năng tài chính chi trả cuộc sống và học tập tại trường. Cho đến nay, những chương trình học trực tuyến vẫn luôn là đối trọng với chương trình học tập thực tế tại trường.

Vì sao bạn phải trả học phí cao để ngồi dự những bài giảng tầm thường trong khi bạn có thể lên mạng và xem những bài giảng của các giáo sư hàng đầu thế giới tại một trường đại học khác, thậm chí tại một quốc gia khác?

Những trường đại học uy tín nhất vẫn sẽ luôn nhận được đầy ắp đơn xin học, nhưng sự nổi lên của các khóa học trực tuyến chất lượng cao cũng có thể sẽ là khó khăn lớn cho các trường ở top trung.

 

Thách thức tài chính

Mô hình như edX không phải là mới. Với nguồn lực sẵn có tại Thung lũng Silicon, ĐH Stanford cũng đã thành lập mô hình học trực tuyến có tên Coursera, cung cấp các khóa học từ ĐH Stanford, Princeton và các trường ĐH hàng đầu nước Mỹ khác.

Open University (Đại học mở) của Vương quốc Anh mới là nơi tiên phong cho mô hình đào tạo từ xa. Mô hình Coursera của Stanford mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Bước đầu của dự án, Coursera đã thu hút sinh viên từ 190 quốc gia. Bên ngoài nước Mỹ, chủ yếu là các sinh viên Anh, Brazil, Nga, Ấn Độ tham gia đăng ký học.
GS Koller cho rằng, Coursera sẽ tiếp tục chia sẻ miễn phí nội dung bên cạnh sự hỗ trợ của các công ty tại Thung lũng Silicon như Google. Với một lượng lớn lên đến 60.000 sinh viên luôn đầy ắp nhiệt tình với kỹ năng làm việc cao, vẫn có nhiều cơ hội và hợp tác để mang lại lợi nhuận.

Những dự án đào tạo trực tuyến như edX cũng sẽ nhắm vào nhu cầu theo học đại học của sinh viên quốc tế đang ngày càng tăng cao. “Đây là ảnh hưởng dân chủ hóa thực sự, và sẽ tạo ra thay đổi lớn. Nó sẽ khai thác những tài nguyên năng chưa được sử dụng tới”, GS Koller nhấn mạnh. “Công nghệ, kỹ thuật sẽ được áp dụng vào những chỗ khả thi. Chúng ta không nên để xã hội bị phân tầng bởi những người có khả năng tiếp cận giáo dục”.

Đầu tuần trước, Quỹ Bill and Melinda Gates công bố sẽ tài trợ 1 triệu USD cho MIT để edX hợp tác với những trường đại học khác, hướng đến những sinh viên nghèo. Ý tưởng này sẽ mang những nguồn lực chất lượng cao đến những nơi thực sự cần nhất.

Sự tham gia của những trường đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, MIT cũng đưa chính các trường này vào trung tâm của cuộc chơi. Đào tạo trực tuyến thể hiện sự phát triển của giáo dục song song với sự phát triển của công nghệ với những thiết bị điện tử và video trực tuyến chất lượng cao như iPad và smartphone. Trên hệ thống iTunes U cũng đã có một nguồn dữ liệu học tập rất dồi dào và miễn phí ngày càng được cấu trúc khoa học, chính quy hơn.

Tuy nhiên, vẫn có những cảnh báo về việc đánh giá chưa đúng những thách thức mà mô hình đào tạo trực tuyến mang lại.

William Dutton, GS nghiên cứu Internet tại Học viện Internet Oxford, ĐH Oxford cho rằng các trường đại học vẫn kiên trì thử nghiệm mô hình dạy – học trực tuyến trong cả thập kỷ qua, “nhưng vẫn chưa đâu vào đâu”. “Dạy trực tuyến khó hơn nhiều so với dạy trực tiếp trên lớp”, GS Dutton khẳng định.

Quả là rất tốt khi những trường đại học lớn như MIT hay Harvard đưa vai ra cùng gánh vác trọng trách này, nhưng đến nay vẫn chưa có ai tìm ra mô hình khai thác Internet phục vụ một khóa học cấp bằng đại học.

GS Dutton cũng cảnh báo, Harvard và MIT là hai đại trường đại học cực kỳ mạnh về tài chính. Không phải trường nào cũng có khả năng đầu tư cho một mô hình như edX như Harvard và MIT đang làm.

Ý tưởng về việc học tập cởi mở, tự do cũng có “mục đích đạo đức”, bà Anka Mulder, Hiệu trưởng Đại học Delft (Hà Lan), Chủ tịch OpenCourseWare Group, tổ chức chuyên cung cấp các tài liệu học tập trực tuyến miễn phí, cho biết.

Nhu cầu học tập ở bậc đại học ngày càng cao, cả ở các nước phát triển và đang phát triển trong khi nhu cầu này không thể đáp ứng được qua việc xây thêm nhiều trường đại học. Bà cũng cho rằng định kiến về việc liệu các khóa học có thể được giảng dạy trực tuyến hiệu quả, và lo ngại thiếu tính tương tác trong học tập trực tuyến cũng đang dần được thay đổi qua việc thay đổi thói quen xã hội.

Thảo luận và chia sẻ trực tuyến không còn là điều chỉ có trong tưởng tượng. “Với thế hệ trẻ, khoảng cách trên mạng với đời thực đang bị xóa nhòa”, bà Mulder khẳng định. Trong 5 năm tới, bằng cách này hay cách khác, hầu hết các trường đại học sẽ tham gia hợp tác trong việc giảng dạy trực tuyến.

Bảo Linh (Theo BBC)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo