Chuyện cô sinh viên HSU gần 40 tuổi và hành trình theo đuổi giấc mơ
“Nếu mô tả bản thân trong một câu thì… mình là một người phụ nữ gần 40 tuổi đang theo đuổi giấc mơ làm nhà tham vấn trị liệu tâm lý.” – Chị Nguyễn Thuận Ánh, sinh viên năm 3 ngành Tâm lý học, khoa Khoa học Xã hội, Trường các nhà cái uy tín siyanks (HSU) cho biết.
Chào chị Ánh, cám ơn chị đã đồng ý đến với buổi trò chuyện này. Lý do gì đã thôi thúc chị quay trở lại giảng đường đại học và chọn ngành Tâm lý học?
Chị Thuận Ánh: Thời của mình việc hướng nghiệp còn chưa tốt, mình thi và học ngành Báo chí cũng chỉ vì gia đình mình muốn mình làm báo theo nghiệp của bố. Ra trường, mình làm biên tập viên trong lĩnh vực truyền hình cáp được 14 năm. Công việc và thu nhập cũng ổn, rồi mình lập gia đình, lu bu với… bỉm sữa, con cái và không có suy nghĩ quá nhiều về bản thân. Cho đến khi con mình vào tiểu học, mình mới có thời gian ngồi lại và cảm thấy là mình không thật sự hạnh phúc với nghề nghiệp hiện tại. Mình nhận ra mình muốn trở thành một nhà trị liệu tâm lý, nâng đỡ tinh thần cho người khác. Đây chính là con đường mà mình muốn đi. Vậy là mình xắn tay áo lên và lao vào thôi.
Mọi người xung quanh nghĩ sao về chuyện chị đi học lại?
Chị Thuận Ánh: Có hai luồng ý kiến. Một là mọi người lo cho mình, vì mình đã có gia đình rồi. Liệu việc bắt đầu lại có ổn không? Con cái mình sẽ như thế nào? Kinh tế gia đình liệu có đáp ứng đủ? Hai là mọi người bảo “muốn gì thì hãy làm đi”. Tại mình không còn quá trẻ để chần chừ hay suy nghĩ nữa.
Nhìn chung thì đa số đều động viên mình theo đuổi đam mê. Bạn thân của mình còn bảo “36 tuổi đi học đại học còn sớm hơn nhiều so với… 63 mà”. Và những lời động viên này chính là động lực rất lớn giúp mình đi đến được ngày hôm nay.
Hơi tò mò một chút tại sao chị lại chọn Trường các nhà cái uy tín siyanks ?
Chị Thuận Ánh: Mình biết đến hồi năm 2000. Khi đó mới chỉ là trường cao đẳng, nhưng mình rất ấn tượng với môi trường giáo dục khai phóng, tôn trọng sự khác biệt. Nói thật, mình đã nhen nhóm ước mơ được học ở đây.
Đầu năm 2018, khi bắt đầu nghĩ tới việc học Tâm lý học, mình lên website của trường tìm hiểu thì được biết trường đào tạo ngành này từ năm 2017. Mình tìm hiểu thêm về lộ trình, môi trường học thuật và giảng viên. Mình tham gia vào ngày hội tuyển sinh, gặp các thầy cô trong ngành, được tư vấn rất tận tình nên mình cảm thấy ổn và nộp hồ sơ đi học ngay trong năm đó. Thật sự, mọi điều rất suôn sẻ đối với mình.
Trước lúc vào học chị có điều gì phải băn khoăn không?
Chị Thuận Ánh: Có chứ! Mình lo rằng liệu mình bắt đầu ở tuổi này có trễ không, phải ôn thi lại có đậu không, ra trường có kiếm được việc làm không, rồi tiền học phí liệu có cao quá không… Đôi lúc mình lại thấy hơi mặc cảm, liệu có phải mình là kẻ thất bại không khi phải đi học lại đại học ở tuổi này.
Sau đó, mình cũng hiểu rằng lộ trình cuộc đời của mỗi người không ai giống ai. Chưa kể là những kiến thức khi mình học Báo chí, Văn hóa học và kinh nghiệm lúc đi làm cũng hỗ trợ nhiều cho mình trong việc học đại học lúc này. Do vậy, dù lo thì cứ lo nhưng mình vẫn bước đi.
Cụ thể chị giải quyết những nỗi lo này như thế nào?
Chị Thuận Ánh: Mình lên mạng tìm hiểu thì được biết trường ĐH Hoa Sen có đến 3 phương thức xét tuyển, rất tiện và linh hoạt. Với trường hợp của mình thì mình nộp học bạ cấp 3 và bằng đại học để trường xét tuyển.
Về học phí thì mười mấy năm mình đi làm, mình cũng dành dụm được một khoản nho nhỏ. Trước đây có lúc mình nghĩ là mình sẽ dùng nó để làm của hồi môn cho con cái khi chúng lớn lên. Sau đó, giống như là “thời tới cản không nổi”, mình đậu vào Hoa Sen và quyết định dành toàn bộ số tiền này để đi học. Mình sẽ để lại cho con của hồi môn khác, đó chính là bài học kinh nghiệm của mẹ về việc dám thay đổi và sống cuộc đời mà mình mong muốn. Mình cũng không biết là con mình sẽ thích của hồi môn này hơn hay… tiền hơn (cười).
Còn một điều nữa mình nhận thấy là một trường tư, học phí của Hoa Sen tất nhiên không thể rẻ bằng trường công, nhưng với môi trường học thuật ở đây, giáo trình 100% bằng tiếng Anh và được cập nhật liên tục, giảng viên được đào tạo đúng chuyên môn và tâm huyết, việc học gắn liền với việc thực hành… mình cảm thấy sự đầu tư của mình là rất xứng đáng. Chưa kể những môn mình đã học trước kia mình được miễn toàn bộ và kết thúc năm nhất mình còn may mắn đạt được Học bổng Khuyến học nên cũng đỡ được phần nào chi phí.
Vậy còn những khó khăn của chị khi trở thành sinh viên?
Chị Thuận Ánh: Bắt đầu làm sinh viên, mình rất mắc cỡ, vì từ cô chú bảo vệ đến các bạn sinh viên trong lớp, không ai nghĩ mình là sinh viên. Lúc mình vào trường là 36 tuổi, gấp đôi tuổi bạn cùng lớp. Mình trở thành sinh viên già nhất trường và đến tận bây giờ cũng không ai giúp mình phá cái “kỷ lục” này. (cười)
May thay, rất nhanh chóng, mọi người động viên, chấp nhận và đối xử với mình một cách bình thường như những sinh viên khác. Tới nay, mình thấy đời sống sinh viên của mình cũng không khác với các bạn là mấy: Lên giảng đường, thư viện, họp nhóm, chạy deadline và cũng căng thẳng, áp lực trước các kì thi cử…
Vấn đề nữa của mình là tiếng Anh. Lúc mới vào trường, mình có một “bụng ngữ pháp” (do hồi học phổ thông toàn học tiếng Anh… trên giấy) nhưng nghe nói thì rất kém. Vào đây, mình học các lớp Anh văn giao tiếp, các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh và có động lực để đi luyện thêm tiếng Anh ở trung tâm nữa. Tới nay, mình đã ổn hơn trước nhiều, dù mình nghĩ là việc học tiếng Anh của mình chắc còn kéo dài đến suốt đời.
Vậy giữa làm sinh viên và vai trò trong gia đình, chị nghĩ cái nào khó hơn?
Chị Thuận Ánh: Rất khó để so sánh. Mọi người thường nghĩ làm người phụ nữ trong gia đình với việc học có thể bị mâu thuẫn, nhưng mình nghĩ hai việc đó tương hỗ nhau. Những trải nghiệm trong việc chăm sóc gia đình và con cái hỗ trợ cho mình trong việc học Tâm lý. Và ngược lại, những kiến thức mình học được ở trường có thể ứng dụng lại để thấu hiểu, cảm thông với gia đình mình nhiều hơn.
Giờ sắp ra trường rồi, chị có băn khoăn gì về con đường phía trước không?
Chị Thuận Ánh: Mình vẫn biết là với một số ngành nghề, ngoài tuổi 35 thì rất khó để bước vào. Nhưng may mắn là với Tâm lý học, tuổi tác và kinh nghiệm cũng có những giá trị riêng. Tất nhiên không thể thiếu việc được đào tạo đúng chuyên môn và thái độ phù hợp với nghề.
Tâm lý học ở Hoa Sen chia ra làm hai nhánh là Tham vấn trị liệu và Tham vấn hướng nghiệp. Tuy vậy mình nhận thấy sinh viên ra trường còn có thêm hai hướng nữa để theo đuổi là làm trong lĩnh vực Tuyển dụng – Nhân sự hoặc nghiên cứu, giảng dạy (tất nhiên là phải học lên cao). Tuy là ngành nghề còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng Tâm lý học cũng rất tiềm năng. Do vậy, mình tin tưởng vào con đường mình đang đi.
Chị có nghĩ mình là một người may mắn không?
Chị Thuận Ánh: Mình nghĩ mình là người thật sự may mắn. May mắn thứ nhất là mình nhận ra mình muốn gì ở cái tuổi không quá trẻ nhưng cũng không quá già và quá muộn để thay đổi. May mắn hơn là môi trường ở Hoa Sen thật sự hỗ trợ, nâng đỡ cho mình và đến thời điểm này, mình đã đến gần hơn với giấc mơ mình đang theo đuổi.
Có điều gì chị muốn nhắn nhủ lại cho các bạn đang là sinh viên, học sinh lớp 12 cũng như những người đã đi làm như chị muốn bước chân vào đại học không?
Chị Thuận Ánh: Với các bạn sinh viên đang học, mình nghĩ rằng quãng thời gian sinh viên không quá ngắn nhưng cũng không quá dài. Vậy nên hãy tận hưởng nó, nếu không lúc ra trường nghĩ lại có thể bạn sẽ thấy tiếc nuối là đã không trọn vẹn với hành trình học tập, cũng như chưa tận hưởng hết cuộc đời sinh viên. Thầy mình cũng thường nói câu là “Càng dấn thân nhiều thì càng học hỏi được nhiều”.
Với các bạn học sinh định thi vào ngành Tâm lý học, mình nghĩ rằng đây là một ngành tạo cho chúng ta cơ hội nhìn nhận, khả năng quan sát chính mình tốt hơn và giúp cho cuộc sống của mình trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Do vậy, nếu bạn thật sự yêu thích và muốn theo đuổi nó, thì các bạn cứ bắt đầu hành trình của mình thôi.
Còn với các bạn đã đi làm và muốn thay đổi nhưng còn ngần ngại thì mình muốn gửi gắm các bạn một điều là “hãy hỏi con tim mình thật sự muốn gì, cần gì và làm thế nào để đạt được nó”. Muốn làm thì hãy bắt tay vào thực hiện ngay thôi. Vì làm hay không làm, thời gian vẫn trôi. Vậy nên, hãy cứ làm đi. Khi bạn thật sự muốn và cố gắng thì cả vũ trụ sẽ hợp sức lại để giúp bạn. Mình thật sự tin vào điều đó.
Cám ơn chị rất nhiều.