Buổi trao đổi học thuật “Louis Pasteur, một cách tiếp cận khoa học và xã hội”
Louis Pasteur (1822-1895) là một nhà khoa học người Pháp nổi tiếng trên toàn thế giới. Năm 1865, Pasteur đã sáng chế ra phương pháp “tiệt trùng”.
Giảng viên Hoa Sen chụp hình lưu niệm với giáo sư Daniel Raichvarg.
Năm 2015 là năm kỷ niệm lần thứ 150 về việc Pasteur nhận được bằng sáng chế phương pháp tiệt trùng. Đây là một dịp để ta quan tâm đến mối quan hệ giữa khoa học và xã hội và hiểu làm thế nào để tấm bằng sáng chế trở thành một kiệt tác và cách thức kiệt tác này đã sản sinh ra rất nhiều hiện vật văn hóa xã hội, bằng sáng chế của ông cũng đã giúp xây dựng một nền khoa học về nhân học truyền thông.
Từ sau khi phương pháp tiệt trùng của Louis Pasteur ra đời vào năm 1865, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hình ảnh của nhà khoa học Louis Pasteur lúc nào cũng xuất hiện cùng với những công cụ gắn liền với một nhà khoa học thời bấy giờ như kính hiển vi, bình nước, … Ta có thể nhận thấy có một mối dây liên kết giữa khoa học và truyền thông xã hội. Đặc biệt vào năm 1920 ở Pháp đã diễn ra sự kiện truyền thông toàn diện khi có sự chuyển dịch ngôn ngữ, thông qua tấm bằng sáng chế về phương pháp tiệt trùng của ông, có một công cụ dùng để tiệt trùng ra đời và sau này được người ta gọi tên công cụ ấy là pasteurisator và phương pháp tiệt trùng này được đặt tên là pasteurisation.
Hiện tại ở ngành khoa học và truyền thông của giáo sư Daniel Raichvarg cũng đang đào tạo ra những người quản lí cộng đồng, nghĩa là vừa phải có kỹ thuật truyền thông, vừa phải có khả năng viết bài. Truyền thông còn được nhắc đến trong cách sắp xếp những bức tượng, hình ảnh trong bảo tàng lịch sử Quebec (Canada). Chẳng hạn như các công cụ khác bổ trợ cho bức tranh dựng lại cảnh toàn dân thành phố Quebec đồng lòng đứng lên chống quân Anh. Bảo tàng hấp dẫn người xem thông qua công cụ nghe nhìn, người xem có thể nghe lại bài diễn văn sống động được đọc bởi một số kịch sĩ hoặc xem lại một đoạn phim. Ở cạnh đó cũng có 10 bức tượng nhỏ biểu trưng cho 10 nhà lãnh đạo kháng chiến lúc bấy giờ.
Giáo sư nhấn mạnh thêm để tạo được một kết quả lớn có khi chỉ cần bắt đầu từ những hành động nhỏ. Chẳng hạn như biểu trưng cho xứ sở Nhật Bản là hoa anh đào và những con hạc giấy. Hình ảnh hạc giấy bắt nguồn từ câu chuyện của cô gái Sadako, qua đời vào năm 12 tuổi vì ảnh hưởng của chất phóng xạ từ vụ nổ bom nguyên tử năm 1945. Trong thời gian mắc bệnh, những người bạn của Sadako đã cùng nhau xếp những con hạc giấy mong cô khỏi bệnh. Nếu đến thành phố Hiroshima, Nhật, ta sẽ thấy rất nhiều nơi có xếp hạc giấy và phát các tờ giấy hướng dẫn cách xếp hạc giấy. Điều này minh chứng cho hành động nhỏ nhưng truyền tải được nhiều ý nghĩa.
Nói về những hành động nhỏ mà hiệu quả lớn, vài năm trước đây, ở Pháp cũng có mở ra chiến dịch chống ung thư vú với nhiều tranh cổ động. Tuy nhiên, chi phí cao mà hiệu quả lại không nhiều. Cho nên thay vào tranh cổ động, bà bộ trưởng Bộ Y tế của Pháp đã cho phát một tập phim vào đúng 8 giờ 30 mỗi tối, đó là chương trình kịch ngắn tiếp diễn với nội dung xoay quanh chuyện người chồng khuyên bảo người vợ nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh. Chiến dịch chống ung thư vú với diễn viên trình diễn các vở kịch hoặc các chương trình truyền thông của những người nổi tiếng như tài tử hoặc cầu thủ sẽ mang tính xã hội cao hơn và đem lại hiệu quả hơn.
Theo Nguyễn Hoàng Ánh Linh
(Nguồn: Trung tâm NC Giới & Xã hội – Trường các nhà cái uy tín siyanks
)