các nhà cái uy tín siyanks - App game đổi thưởng uy tín

các nhà cái uy tín siyanks – HSU
VI EN
các nhà cái uy tín siyanks

Buổi bình sách “Phật ở tầng áp mái”

Vào ngày 15/10/2016 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ba đơn vị thuộc Trường các nhà cái uy tín siyanks là Công đoàn, Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội (GAS), Thư viện và CLB Bookfriends đã phối hợp tổ chức bình sách “Phật ở tầng áp mái” do nhà văn Nguyễn Bích Lan dịch với sự tham gia đông đảo của GV-NV và các nhà hoạt động xã hội.

Tác giả của tiểu thuyết “Phật ở tầng áp mái” (The Buddha in the Attic) là Julie Otsuka, người Mỹ gốc Nhật Bản. Tiểu thuyết lấy bối cảnh trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi trào lưu phụ nữ Nhật di cư tìm miền đất hứa đang thịnh hành. 

Với chất giọng trầm ấm, lôi cuốn, diễn giả Bùi Trân Thúy, Trưởng ban Biên tập bản tin các nhà cái uy tín siyanks , đã đưa độc giả trở về những năm trước chiến tranh thế giới thứ 2, bối cảnh của tác phẩm, để thấu hiểu những giá trị của phụ nữ Nhật trong sự khốc liệt khi giấc mơ Mỹ bị lụi tàn.

Nhân vật của tác phẩm là những cô gái nông thôn Nhật, những cô gái thành thị, qua mai mối trên ảnh, họ tìm đến Mỹ với tư cách là những cô dâu chuẩn bị lấy chồng. Những người chồng hoàn toàn xa lạ, họ cứ tưởng là những ông chủ nhà băng, những ông giám đốc công ty, nhưng thực sự chỉ là những nông dân già nua, dốt nát hoặc những công nhân bình thường. 

Tác phẩm như những nốt nhạc buồn, rất buồn cho thân phận những người phụ nữ lưu vong. Họ sống, làm việc, ước mơ thoát đời nghèo nàn, thoát kiếp nông dân, từ bỏ đất nước ra đi, nhưng cuối cùng lại trở thành người nô lệ. Hạnh phúc ngắn mà đau khổ thì triền miên. Mặc dù vậy, họ vẫn thể hiện trọn vẹn những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Nhật.

“Chúng tôi làm bàn thờ Phật từ những cái thùng đựng khoai tây được úp xuống và chúng tôi phủ một tấm vải lên, sáng sáng bày một tách trà nóng cúng tổ tiên”. Diễn giả Bùi Trân Thúy cho rằng hình ảnh này chính là ý tưởng cho tựa đề tác phẩm.

Sau phần bình sách, các độc giả được giao lưu trực tuyến với nhà văn – dịch giả Nguyễn Bích Lan, hiện đang sống ở Hà Nội, về tác phẩm này. 

Buoi binh sach Phat o tang ap mai

Cô Bùi Trân Thúy chia sẻ với độc giả về tiểu thuyết “Phật ở tầng áp mái”

Trong phần giao lưu, bên cạnh việc làm rõ hơn các phẩm chất của phụ nữ Nhật qua tác phẩm, dịch giả Nguyễn Bích Lan cũng đau đáu khi nghĩ về phụ nữ trẻ Việt Nam. Phụ nữ Nhật sau gần 100 tâm thế của họ nay đã khác. Phụ nữ trẻ Việt Nam, đặc biệt là ở miền Tây vẫn còn nhiều người “nhắm mắt đưa chân” lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… mà không phải dựa trên tình yêu. Các bạn ra đi vì để có cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng thực tế rất ít trường hợp có được hạnh phúc. Dịch giả Nguyễn Bích Lan xúc động khi tâm tình rằng mình còn nợ các phụ nữ này một cuốn sách nói về thân phận đau thương khổ nhục của những người phụ nữ nghèo của VN tương tự như phụ nữ Nhật tha hương 100 năm trước. Nhà văn ước gì có đôi chân khoẻ mạnh để đến gặp những phụ nữ ấy để tâm sự, cảm thông, chia sẻ và cũng để nói lên mong ước phụ nữ Việt Nam sẽ sớm thoát ra khỏi cảnh ngộ đau buồn của những cuộc hôn nhân không vì tình yêu với những người đàn ông xa lạ ở xứ Hàn, xứ Đài. Đó cũng là một lời nhắc nhở cho chúng ta cần có những hành động ích lợi cho phụ nữ Việt Nam.

Giao luu truc tuyen voi dich gia Bich Lan

Dịch giả Nguyễn Bích Lan giao lưu trực tuyến với độc giả 

Trao giai thuong cho doc gia co cau hoi hay nhat

Cô Thái Thị Ngọc Dư, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội trao tặng quà cho các bạn có những câu hỏi hay nhất cho dịch giả

Năm nay, Trường các nhà cái uy tín siyanks đã có một buổi kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 thật có ý nghĩa. Không nhiều cờ hoa, không áo dài lóng lánh… nhưng thân tình, cùng chia sẻ những suy tư về hiện tình của phụ nữ, của xã hội.

GAS

Facebook Youtube Tiktok Zalo