Bên kia ranh giới – Cánh cửa nào cần mở với chìa khóa giáo dục?
Đó cũng chính là nội dung buổi giao lưu với tác giả sách “Bên kia ranh giới” – Tôn Nữ Tường Vy diễn ra tại thư viện Lê Quý Đôn, Trường các nhà cái uy tín siyanks ngày 24/04/2017. Hoạt động này cũng nhằm hưởng ứng ngày Sách Việt Nam (21/04).
Buổi giao lưu với tác giả Tôn Nữ Tường Vy diễn ra tại Thư viện Lê Quý Đôn, cơ sở Nguyễn Văn Tráng
Du ký “Bên kia ranh giới” là tập hợp những trải nghiệm về giáo dục, văn hóa, tôn giáo mà tác giả trẻ đã trải nghiệm trong hành trình qua nhiều quốc gia của mình. “Tôi đi để có những trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực đã quen, thử thách khả năng sinh tồn, thấy cái hay cái dở của mình của người, để rèn tâm và trí trước nhiều thứ phức tạp diễn ra hàng ngày. Cốt cũng chỉ để thay đổi chính mình” – Tôn Nữ Tường Vy.
Tôn Nữ Tường Vy – tác giả sách “Bên kia ranh giới”
Mở đầu buổi giao lưu, Tường Vy tự giới thiệu về mình: “Vy sinh năm Ngọ và cũng đi như ngựa”. Sau khi đi nhiều nơi, Vy đã viết được cuốn sách “Bên kia ranh giới”. Động lực cho cô viết sách này là cô muốn ghi lại kỷ niệm 5 năm qua để lưu lại cho thế hệ sau. Lần đầu tiên cô đi ra nước ngoài là để tham dự World Innovation Summit for Education (Hội nghị Thượng đỉnh về Đổi mới Giáo dục quốc tế) tại Qatar vào năm 2011 mà Vy là sinh viên Việt Nam duy nhất. Sau lần đó, cô thấy mình còn nhiều thiếu sót: khả năng giao tiếp liên văn hóa, trực tiếp cọ sát, trực tiếp đau khổ và sung sướng trong những mối quan hệ xuyên văn hóa; có cơ hội điều chỉnh một số kỹ năng của bản thân, mà nếu chỉ sống trong nước, không đi đâu thì sẽ không rèn luyện được. Điều này cũng được cô đề cập đến trong tác phẩm của mình. “Vậy đấy, tôi đi để có những trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực đã quen, thử thách khả năng sinh tồn, thấy cái hay cái dở của mình của người, để rèn tâm và trí trước nhiều thứ phức tạp diễn ra hàng ngày. Cốt cũng chỉ để thay đổi chính mình”, Tường Vy chia sẻ.
Bên cạnh đó, cô cũng học hỏi được nhiều qua những lần tham dự các hoạt động tình nguyện ở nước ngoài, giúp cô thay đổi cách nhìn về tình nguyện ở góc độ chính sách. Sự kết hợp nhiều tổ chức xã hội với nhau: giới tri thức, chính quyền địa phương, giới kinh doanh và người dân địa phương đã làm nên thành công của một hoạt động tình nguyện. Cô cũng chia sẻ tinh thần làm việc teamwork: không nên áp đặt cách làm từ trên xuống mà nên lắng nghe ý kiến của những người tham gia để đưa ra một cách giải quyết tốt nhất, đạt được hiệu quả cao hơn. Trao đổi thẳng thắn với nhau khi có bất đồng sẽ hạn chế tình trạng làm tổn thương nhau giữa các thành viên và trưởng nhóm. Cũng theo Tường Vy, cô tôn trọng các giá trị: công bằng, không làm tổn thương nhau về tinh thần và thể xác. Vì thế giới ngày nay thay đổi quá nhanh, ta rất dễ trở nên thiên kiến và cực đoan.
Cô Thái Thị Thanh Thủy, Giám đốc thư viện Trường các nhà cái uy tín siyanks chia sẻ: “Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ với tinh thần dám dấn thân, năng động, không sợ thất bại, đó là một điều đáng để cho thế hệ chúng tôi học hỏi và tôi nghĩ rằng tinh thần này cần được cổ vũ và nhân rộng, không hạn chế về ranh giới lứa tuổi hay địa lý”.
“ Biên giới là nơi cái đơn nhất gặp cái đa dạng, cái tôi gặp cái ta. Là nơi người ta chung sống hay gây chiến với nhau. Là nơi biết bao số phận tha hương bị hắt hủi hay những đại gia rửa tiền trong bài bạc hoan ca. Ranh giới cũng là nơi người ta biết đâu là cái an toàn quen thuộc trong tâm tưởng, và đâu là tâm thế chấp nhận bước tới bên kia, đối mặt với đổ vỡ niềm tin, thương tổn, để lắng nghe, đón nhận cái khác, như làn nước sóng sánh vào ra làm sạch giỏ than. Có lẽ những điều ấy đã thầm lặng lớn lên trong tôi mà tôi không hề hay biết. Đến khi lý trí bất chợt trống rỗng khi đặt tên sách, cái tiềm thức ấy lên tiếng từ thẳm sâu: “Bên kia ranh giới”. – Trích Bên kia ranh giới. |
Trong buổi giao lưu với tác giả Tôn Nữ Tường Vy, giảng viên, nhân viên và sinh viên của Trường đại học Hoa Sen và một số nhân viên, sinh viên của các trường khác cũng đã được dịp nghe nhiều chia sẻ về những trải nghiệm của cô khi tham gia học tập và hoạt động cộng đồng ở nước ngoài, cũng như những phương pháp học tập, bao gồm cả phương pháp học tiếng Anh hiệu quả.
Lê Hạnh – Bảo Ngọc