Ai cần Ta? Ta cần Ai? – Văn Như Cương
Mỗi một trường ngoài công lập được ra đời do nhà sáng lập là một thầy giáo về hưu còn lưu luyến với nghề, một ông hiệu trưởng về hưu còn ham quản lí, nhà doanh nghiệp có tiền và có máu giáo dục…, cũng có thể là một tổ chức xã hội, hoặc một tổ chức kinh tế. Tuy nhiên nếu nhìn một cách tổng thể thì hệ thống ngoài công lập ra đời chính do thực tế cuộc sống và nhất là thực tế giáo dục.
GS. Văn Như Cương
Rất có thể là năm 1989 Bộ GD không cho phép trường dân lập đầu tiên Lương Thế Vinh đi vào hoạt động. Có rất nhiều lí do để không cho phép. Chẳng hạn trước đó ông bộ trưởng đã nói một cách dứt khoát tại hội nghị giáo dục ở Vũng Tàu: Trong ngành GD không thể có mô hình trường dân lập, tư thục. Chúng ta đã xóa bỏ được nó thì không có lí do gì để quay lại phục hồi nó ! Nếu như thế thì năm 1989 chưa có trường dân lập đầu tiên, nhưng tôi tin rằng có thể chậm đi một vài năm, thậm chí dăm ba năm, cuối cùng hệ thống trường dân lập vẫn cứ phải ra đời. Nó không phải do sáng kiến của một cá nhân nào, hoặc do cái gật đầu của một quan chức nào, mà do đòi hỏi của cuộc sống. Cách đây hai hôm tôi có khách là ông hiệu trường một trường tư thục ở Thượng Hải, mà tôi quên mất tên trường. Ông ta nói trường ông là trường tư thục đầu tiên ở Thương Hải , ra đời cách đây 10 năm. Như vậy là hệ thống dân lập ở Thượng Hải cuối cùng cũng ra đời, dẫu chậm hơn Hà Nội 13 năm. Có lẽ thực tế cuộc sống ở đó không cho phép chậm trễ thêm. Tôi cũng tin chắc rằng ở các nước XHCN Triều Tiên và Cu-Ba sớm hay muộn cũng sẽ có các trường ngoài công lập
Xem tiếp
GS. Văn Như Cương
(Nguồn: )